SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA MÔ TƠ MÁY NÉN KHÍ

  1. Những lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng mô tơ.

Để bảo trì, bảo dưỡng mô tơ chúng ta cần chú ý:

–  Mô tơ sử dụng dầu mỡ bôi trơn, nếu trong khoảng thời gian dài trên 6 tháng không sử dụng, cần phải thêm dầu mỡ, và thải hết dầu cũ để đảm bảo thời gian dầu bôi trơn bình thường

– Khi châm thêm dầu mỡ cần làm theo đúng hướng dẫn về thời gian chỉ định và lượng dầu mỡ châm thêm không được quá mức quy định. Nếu châm thêm dầu mỡ cần thêm trong lúc máy vận hành, trước khi châm thêm dầu mỡ cần lau sạch miệng dầu mỡ và không được trộn dùng với dầu loại khác

– Đo nhiệt độ bên ngoài của bạc đạn nếu nhiệt độ ở mức giới hạn ở phía trên là 95 độ C thì mô tơ hoạt động bình thường. Nếu vượt quá mức giới hạn, mô tơ lập tức dừng chuyển động phụ tải.

–  Máy nén khí sử dụng trong điều kiện môi trường có nhiều bụi thải, cần phải vệ sinh. Do đó, phải bảo dưỡng mô tơ của máy nén khí theo định kỳ, để loại bỏ bụi bẩn trên cánh quạt hoặc trên tấm tản nhiệt.

  1. Cách bảo dưỡng mô tơ máy nén khí

a. Kiểm tra động cơ máy định kỳ theo hướng dẫn

– Việc làm này giúp người dùng có thể phát hiện nhanh chóng các sự cố, hỏng hóc ở mô tơ. Từ đó, có cách thức khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo máy bơm khí nén hoạt động liền mạch, ổn định.

b. Kiểm tra và vệ sinh mô tơ máy nén khí thường xuyên

– Sau một thời gian sử dụng mô tơ cũng có thể bị xuống cấp, hư hỏng, gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của thiết bị. Ngoài ra, nếu sử dụng máy trong điều kiện môi trường có nhiều bụi thải thì bụi bẩn có thể bám trên cánh quạt hoặc trên tấm tản nhiệt của mô tơ. Tình trạng này kéo dài dễ khiến máy nén làm việc kém hiệu quả, mô tơ bị nóng nhanh, có thể gây chập cháy.

– Mặt khác, động cơ mô tơ hoạt động không ổn định sẽ dẫn tới tình trạng lưu lượng khí nén nạp vào, thoát ra không liên tục. Khi đó, động cơ có nhiều bụi bẩn có thể bám trên bộ phận làm mát cánh quạt của máy nén không khí.

– Vì vậy, để đảm bảo động cơ luôn làm việc tốt, người sử dụng máy nén cần định kỳ kiểm tra bộ phận này, vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn bám, dầu mỡ thừa bám trên mô tơ. Hơn nữa, người dùng nên thường xuyên vệ sinh, kiểm tra mô tơ máy nén khí để tránh tình trạng han gỉ, hỏng hóc, xuống cấp của động cơ, làm ảnh hưởng đến chu trình hoạt động của cả hệ thống thiết bị máy nén.

+ Ngoài ra, cần vệ sinh bụi bẩn ở cánh quạt, dầu nhớt bám trên các vỏ hộp động cơ hay các chi tiết khác trong cấu tạo mô tơ.

+ Lưu ý: Nên đợi cho bộ phận động cơ này nguội hoàn toàn rồi mới thực hiện bảo dưỡng để tránh bị bỏng hay gặp phải các sự cố không mong muốn khác.

c. Thay dầu bôi trơn cho mô tơ máy nén khí đúng cách

– Cũng giống như bộ phận máy nén khí cần dầu bôi trơn để máy hoạt động ổn định thì động cơ máy bơm khí nén cũng cần sử dụng tới dầu nhớt để bôi trơn các chi tiết trong cấu tạo bên trong mô tơ. Do đó, động cơ mô tơ cũng cần thay dầu thường xuyên theo định kỳ để tránh tình trạng khô dầu xảy ra.

– Mô tơ máy nén khí sử dụng dầu mỡ để bôi trơn cho các chi tiết bên trong. Nếu trong khoảng thời gian dài trên 6 tháng mà không sử dụng mô tơ, người dùng cần phải thải hết dầu cũ trong máy ra và thay dầu mới .

– Khi châm thêm dầu bôi trơn bảo dưỡng mô tơ máy nén khí, người dùng cần thêm dầu ngay trong lúc thiết bị đang vận hành và trước đó bạn cần lau sạch miệng dầu mỡ để tránh dây bẩn khó vệ sinh. Ngoài ra, còn cần phải thay dầu theo đứng hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Hơn nữa, nếu vị trí đặt mô tơ không thuận lợi chứa nhiều bụi bẩn và độ ẩm cao thì tốt nhất chúng ta cần phải thay dầu cho mô tơ thường xuyên hơn.

  1. Lợi ích của việc bảo trì, bảo dưỡng mô tơ thường xuyên

Việc bảo trì, bảo dưỡng mô tơ thường xuyên mang lại những hiệu quả sau đây:

Bảo trì, bảo dưỡng mô tơ giúp máy hoạt động ổn định hơn, nâng cao tuổi thọ của máy: Việc bảo trì, bảo dưỡng máy góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của máy, đảm bảo tuổi thọ của mô tơ cũng như các linh kiện bên trong. Do đó, người dùng cần phải kiểm tra, vệ sinh thường xuyên cho mô tơ.

Bảo trì, bảo dưỡng mô tơ giúp tiết kiệm chi phí: Sau một thời gian hoạt động máy nén khí trục vít hay piston có thể giảm tuổi thọ, gây tiếng ồn, độ rung lắc cao,…dẫn đến tuổi thọ của máy kém gây hao tốn nhiều điện năng sử dụng. Do đó, bảo trì, bảo dưỡng mô tơ máy nén khí giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ, đồng thời giảm chi phí sửa chữa nếu như phát hiện những hư hỏng, sự cố của mô tơ.

  1. Cách kiểm tra mô tơ máy nén khí

– Để kiểm tra mô tơ máy nén khí cần kiểm tra các thiết bị sau:

a. Điện áp cung cấp

– Đầu tiên, cần phải kiểm tra điện áp cho mô tơ, điện phải khỏe, dòng điện cung cấp phải ổn định và lắp đặt đúng hướng.

– Bạn cần kiểm tra hướng chạy của mô tơ khi lắp đặt máy nén khí. Để xác định chỉ cần chú ý hướng của mũi tên, không được lắp đặt máy theo hướng ngược mũi tên vì nó sẽ phá hủy trục vít trong vài phút.

b. Dòng điện

– Khi máy chạy ở chế độ có tải, bạn cần phải đo dòng điện cơ. Nếu dòng điện qua mô tơ có sự chênh lớn tới 3 pha thì mô tơ đã bị hỏng cần được thay thế và sửa chữa.

c. Kiểm tra máy bằng cơ học

– Để kiểm tra bạn cần ngắt điện, sau đó dùng tay vận hành máy. Nếu bạn cảm thấy một điểm nào đó như trục vít khó quay thì cần phải xem lại vòng bi của mô tơ.

d. Vòng bi mô tơ

– Vòng bi mô tơ có thể bị hỏng khi bạn nghe thấy có tiếng âm thanh phát ra hay vòng bi có độ rung lớn thì tốt nhất nên kiểm tra lại vòng bi mô tơ để đảm bảo mô tơ được hoạt động bình thường.

 5. Các bước kiểm tra mô tơ máy nén khí.

B1: Sử dụng một vôn kế để đo điện áp tại các đầu cực của mô tơ. Nếu điện áp hiện diện và có mức điện áp đúng tất cả ba pha, thì mô tơ phải được kiểm tra. Nếu điện áp không hiện diện lên tất cả ba pha, thì nguồn điện đến phải được kiểm tra

– Nếu điện áp hiện diện nhưng mô tơ không hoạt động, bật cần công tắc an toàn hoặc bộ khởi động sang vị trí TẮT (OFF). Khóa tụ điện và treo nhãn cảnh báo khóa cơ cấu khởi động teo quy định của công ty.

B2: Tháo mô tơ ra khỏi tải.khi tải được tháo ra, bật nguồn và thử khởi động lại mô tơ. Nếu mô tơ khởi động, thì kiểm tra tải. Nếu mô tơ không khởi động, thì tắt và khóa nguồn.

B3: Dùng một ôm kế, kiểm tra các cuộn dây của mô tơ xem có bị hở mạch hoặc bị ngắn mạch không. Đo lấy giá trị điện trở tại cuộn dây T1- T4. Nếu cuộn dây này có một trong các giá trị điện trở như sau:

+ Nếu giá trị bằng không, thì cuộn dây bị ngắn mạch.

+ Nếu giá trị là vô cùng, thì cuộn dây bị hở.

B4: Sau khi điện trở của một cuộn dây được biết, thì áp dụng các định luật điện cơ bản của điện nối tiếp và song song. Khi đó điện trở của hai cuộn dây mắc nối tiếp, thì tổng điện trở bằng hai lần điện trở của một cuộn dây. Khi đo điện trở trong hai cuộn dây mắc song song, thì tổng trở bằng một nửa điện trở của một cuộn dây.

Mô tơ máy nén khí có thể thay thế đơn giản. Nếu là hư hỏng nặng thì bạn có thể mua một mô tơ mới còn nếu không chỉ đơn giản là thay thế lại vòng bi mô tơ cho máy nén khí. Hi vọng, với những chia sẻ trên Công ty Bảo Tín đã phần nào giải đáp một số thắc mắc từ phía các bạn. Mọi thông tin chi tiết khác cần được hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ tới địa chỉ của Công ty Bảo Tín. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN

Địa chỉ: P.305, Tòa nhà C2, đường Đỗ Nhuận,Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Zalo: 0983.755.949    Điện thoại: 0246.675.8098    Hotline: 0946.678.168

Email: maynenkhibaotin@gmail.com        Website: phutungbaotin.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *