Van an toàn máy nén khí giá bao nhiêu và cách lý hoạt động

Các loại van an toàn máy nén khí

Van an toàn máy nén khí là chi tiết nhỏ nhưng khá quan trọng trong lắp đặt và vận hành máy nén khí. Vậy nếu van an toàn bị hỏng thì phải mua mới hay thay thế, giá sản phẩm ra sao và cách hoạt động như thế nào? Cùng Phụ tùng Bảo Tín tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây bạn nhé!

1, Van an toàn máy nén khí là gì?

Van an toàn máy nén khí hay còn có tên gọi tiếng anh là Safe valve. Đây là một thiết bị an toàn tự động được dùng để điều chỉnh áp suất trong các ống dẫn hoặc bồn chứa khí.

Các loại van an toàn máy nén khí
Các loại van an toàn máy nén khí

Các loại van an toàn máy nén khí

Vị trí và nhiệm vụ của van an toàn máy nén khí

Vị trí của van an toàn máy nén khí

Thông thường van an toàn sẽ được lắp đặt ở nắp capo, vị trí thẳng đứng với lò xo, ngay trên bình dầu của máy nén khí.

Khi lắp đặt bạn phải lựa chọn vị trí van an toàn máy nén khí phù hợp để máy có thể hoạt động tốt

Ngoài ra, người dùng cũng cần phải lưu ý là giữa van an toàn máy nén khí và hệ thống không nên lắp đặt một loại van khác để tránh sự không tương thích. Chú ý để tránh lắp ngược van, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động và sự an toàn của máy nén khí.

Nhiệm vụ của van an toàn máy nén khí

Thông thường van an toan may nen khi được sử dụng để bảo vệ áp suất hệ thống máy nén khí. Khi áp suất đầu vào của van an toàn tăng vượt quá phạm vi an toàn thì van sẽ mở cửa để xả khí, và hơi nước ra bên ngoài.

Ngoài ra, van an toàn máy nén khí còn giúp hạn chế giảm áp lực dư thừa từ đó ngăn việc cấp thêm lưu lượng, và áp suất vào trong đường ống khi áp suất của máy khi đã vượt ngưỡng.

Nhờ những chức năng này của van an toàn mà hệ thống máy nén khí mới có thể hoạt động một cách ổn định, ít xảy ra sự cố và làm gia tăng tuổi thọ cũng như đảm bảo hiệu quả công việc theo yêu cầu của người sử dụng.

Xem thêm: 

Cấu tạo van an toàn máy nén khí
Cấu tạo van an toàn máy nén khí

 

 

2, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van an toàn máy nén khí

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại van an toàn máy nén khí dành cho các loại máy nén khí nhiều hãng khác nhau. Tuy nhiên tựu chung sẽ có cấu tạo cơ bản như sau:

Cấu tạo của van an toàn của máy nén khí 

  • Thân van an toàn: được làm chủ yếu từ đồng, gang hoặc có thể là inox, thép hoặc hợp kim… để có thể đảm bảo van không bị ăn mòn hay bị oxi hóa trong quá trình sử dụng.
  • Bộ phận kết nối: đây là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ kết nối đường ống với van an toàn.
  • Bộ phận xả: có nhiệm vụ là xả khí, dầu, hoặc nước…ra ngoài khi áp suất trong máy nén khí tăng cao.
  • Vít điều chỉnh: đây là bộ phận giúp cho người dùng có thể thực hiện điều chỉnh được lượng áp lực đầu vào của van.
  • Đĩa van: Khi áp suất tăng cao, đĩa van an toàn sẽ bị nâng lên bởi lò xo và từ đó sẽ tạo ra khoảng trống để xả khí. Trong trường hợp áp suất trong máy xuống thấp thì đĩa van an toàn sẽ đóng lại.
  • Nắp: là bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ những chi tiết bên trong thân van an toàn được sạch sẽ.
  • Nút bịt: có chức năng làm kín, và tạo sự khép kín cho không gian ở bên trong của van an toàn.
  • Đệm lò xo: thực hiện việc đóng van an toàn khi van không làm việc.
  • Tay giật

Nguyên lý hoạt động của van an toàn máy nén khí

Theo quan điểm của các chuyên gia, van an toàn máy nén khí sẽ luôn trong trạng thái đóng nhưng nếu khi máy nén khí xuất hiện mức áp cao thì cửa van an toàn sẽ ngay lập tức được mở ra để thực hiện nhiệm vụ xả khí ra nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị máy nén khí.

Van an toàn máy nén khí có ba trạng thái hoạt động cơ bản là: cân bằng, mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn:

  • Ở trạng thái cân bằng thì áp suất trong máy nén khí được cân bằng do đó van an toàn luôn ở trạng thái đóng ổn định.
  • Khi áp suất trong máy nén khí quá cao khiến van an toàn ở trạng thái mở hoàn toàn: trong quá trình máy nén khí làm việc có nhiều khi áp suất sẽ vượt ngưỡng áp suất mặc định an toàn. Vì vậy, khi nhận thấy tình trạng này lò xo của van an toàn sẽ thực hiện đẩy nắp van lên để có thể tạo ra khoảng trống nhằm thực hiện việc xả bớt khí ra ngoài để giảm áp suất ở trong máy.
  • Trạng thái đóng hoàn toàn. Khi khí nén đã được xả ra ngoài một phần hoặc hoàn toàn cũng sẽ khiến cho áp suất của máy nén khí giảm xuống. Lúc này lò xo của van an toàn sẽ hạ xuống nắp van sẽ đóng lại và van an toàn sẽ ở trong trạng kín hoàn toàn.
Vị trí lắp đặt van an toàn máy nén khí
Vị trí lắp đặt van an toàn máy nén khí

3, Giá van an toàn máy nén khí trên thị trường hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu van an toàn nén khí khác nhau để phù hợp với các dòng máy nén khí từng dòng máy và mỗi loại van này sẽ lại có mức giá thành khác nhau.

Dưới đây là bảng giá van an toàn máy nén khí phổ biến trên thị trường dành cho các bạn để tham khảo. Giá cả có thể giao động tăng giảm tùy theo thời gian. Để cập nhật mức giá mới nhất, vui lòng liên hệ với Phụ Tùng Bảo Tín bạn nhé!

Van an toàn Giá thành tham khảo (VNĐ)
3/8 van xả 36.000
1/4 van xả 24.000
3/8 van an toàn 75.000
Khóa hơi 110.000
¼ khóa hơi 44.000
1 phân tròn van 1 chiều 230.000
1 phân vuông van 1 chiều 154.000
1 nửa phân van 1 chiều 374.000
½ van kiểm tra theo chiều dọc 124.000
Van kiểm tra máy không dầu 124.000
10×1 giắc co gen 20.000
¼ đầu mối 10.000
Số to sáu lỗ 124.000
1 nửa phân 7 lỗ

264.000

Bảng giá chi tiết các loại van an toàn của máy nén khí 

Giá van an toàn máy nén khí sẽ có sự chênh lệch tùy vào từng địa chỉ bán hàng bởi vậy khi lựa chọn mua van an toàn máy nén khí bạn nên tìm đến những địa chỉ bán hàng uy tín để có thể lựa chọn được các sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng nhất.

Cách điều chỉnh van an toàn máy nén khí
Cách điều chỉnh van an toàn máy nén khí

4, Hướng dẫn cách chỉnh van an toàn máy nén khí hiệu quả

Mặc dù mỗi hãng sản xuất sẽ có những loại van an toàn máy nén khí khác nhau tuy nhiên các loại van đều có cách điều chỉnh khá giống nhau

Các bước thực hiện điều chỉnh van an toàn máy nén khí:

  • Bước 1: Thực hiện tháo tay giật của van an toàn máy nén khí

Chú ý điều chỉnh van an toàn máy nén khí đúng cách 

  • Bước 2: Tiếp tục thực hiện tháo nắp chụp phía trên của van
  • Bước 3: Sử dụng Cờ lê để thực hiện vặn Vít điều chỉnh của van an toàn. Để làm tăng áp lực của van thì phải thực hiện vặn theo chiều kim đồng hồ; nếu muốn giảm áp lực thì van an toàn ngược chiều kim đồng hồ.
  • Theo những người có kinh nghiệm thì để có được áp suất chính xác nhất các bạn nên sử dụng đồng hồ đo áp để thực hiện đo dòng lưu chất qua van và bắt đầu thực hiện điều chỉnh theo ý muốn.
  • Sau khi cài đặt xong cho van thì bạn thực hiện lắp các bộ phận như ban đầu.

Trên đây, là các thông tin chi tiết về nhằm giúp các bạn hiểu rõ thêm về van an toàn máy nén khí là gì, nhiệm vụ của van cũng như cách điều chỉnh van hiệu quả nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn đã có thể nhưng kiến thức cần thiết để có thể sử dụng máy nén khí hiệu quả và an toàn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *