VAN ĐIỀU ÁP KHÍ NÉN
Van điều áp khí nén là một bộ phận quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Để hiểu rõ về van điều áp và những thắc mắc xung quanh sản phẩm này. Dưới đây, Công ty Bảo Tín xin chia sẻ các thông tin cần thiết về van điều áp khí nén để từ đó các bạn có cái nhìn khách quan hơn về van điều áp khí nén.
- Giới thiệu về van điều áp khí nén
– Van điều áp khí nén là gì? Van điều áp khí nén hay còn gọi là van giới hạn áp suất được để lắp đặt trên các hệ thống điều khiển nhằm đảm bảo ổn định cho mức áp suất hoạt động của các máy móc và thiết bị.
+ Van điều áp là van điều khiển để làm giảm áp suất đầu vào của chất lỏng tới một giá trị mong muốn ở đầu ra của nó.
+ Chỉ với một van điều áp có thể điều chỉnh với nhiều mức áp lực khí nén khác nhau.
- Cấu tạo van điều áp
– Van điều áp được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính gồm: Đồng hồ báo áp và cụm chỉnh áp lực bằng kim loại. Ngoài ra, mỗi van điều áp khí nén đều được trang bị bộ phận đỡ bằng kim loại chống gỉ chắc chắn.
+ Đồng hồ báo áp: Gồm có 1 núm điều chỉnh áp và mặt đồng hồ hiển thị mức áp suất 100% bằng kim loại.
+Thân van điều áp có đường gen đẩy khí vào ra với đầy đủ kích cỡ chân ren phù hợp cho từng loại máy móc, thiết bị to, nhỏ khác nhau. Một van ta có thể điều chỉnh với nhiều mức áp lực khí nén khác nhau.
– Ngoài ra, van điều áp khí nén còn bao gồm: Bộ phận trượt chính được gắn với lò xo, đầu vặn gắn với lò xo, đầu vào của khí và đầu ra của khí.
+ Thành phần điều khiển trượt chính: Lò xo áp lực luôn đi liền với thành phần trượt, ốc vít áp suất tác động trực tiếp lên lò xo và điều khiển thành phần độ co giãn lò xo áp lực cho thành phần trượt chính.
+ Đầu vặn gắn với lò xo để điều chỉnh độ co giãn của lò xo tương ứng với áp lực dòng khí nén theo mong muốn.
+ Các khoang chứa tại đầu ra và đầu vào của áp suất: Đầu ra và đầu vào của áp suất thường là mỗi đầu một bên.
- Chức năng van điều áp
– Van điều áp dùng để giảm áp, giới hạn áp lực của trên đầu ra của hệ thống đường ống dẫn khí nén.
– Van điều áp giúp căn chỉnh áp lực cho thiết bị vận hành trơn chu, giữ cho áp suất đầu vào và đầu ra ở mức độ cân bằng. Việc chỉnh áp này nhằm giúp việc vận hành thiết bị được ổn định, an toàn và có áp suất đầu ra phù hợp.
– Hoạt động của van theo nguyên lý khác biệt về trọng lượng do nước tạo ra trên đĩa đệm và trên piston .
– Trên thực tế thì mỗi bar áp suất tương đương khoảng 1kg/cm2. Còn trên đĩa đệm và piston thì có tỷ lệ khác biệt về đường kính, và sẽ có hai dao động trái ngược nhau và có cùng trọng lượng nhưng lại có sự khác biệt về áp lực của máy nén khí.
– Nhờ khả năng điều chỉnh mức áp suất tốt nên van điều áp thường được sử dụng trong các hệ thống điều khiển của máy nén khí.
- Phân loại van điều áp
– Trên thị trường van điều áp hiện nay thì có rất nhiều dòng van điều áp. Tuy nhiên, có 3 dòng van điều áp được đánh giá tốt nhất trên thế giới đó là: van điều áp Airtac, Bộ điều áp khí CIM và van chỉnh áp STNC với mức giá thành hợp lí.
– Ngoài ra, người ta còn phân loại van điều áp theo chân ren. Với các bộ điều áp khí nén có các loại chân ren phổ biến như ren 13, ren 17, ren 21 và ren 27.
– Dựa vào cấu tạo của van, van điều áp được chia thành hai loại chính:
+ Van giảm áp: Dựa vào quan hệ giữa áp suất đầu vào và đầu ra, áp suất tại cửa ra nhỏ hơn đầu vào, áp suất đầu vào tăng lên sẽ kéo theo áp suất đầu ra tăng lên
+ Van ổn áp: Áp lực đầu ra cố định không phụ thuộc vào áp suất đầu vào.
- Những lưu ý khi sử dụng van điều áp
– Khi sử dụng van điều áp cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Sử dụng van điều áp có áp suất nhỏ hơn hoặc bằng áp suất lớn nhất của máy do phía nhà cung cấp quy định.
+ Không để cho máy quá tải nếu không van sẽ bị hỏng.
+ Khi máy hoạt động nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi chỉ số trên đồng hồ.
- Tại sao cần sử dụng van điều áp khí nén.
Chúng ta cần sử dụng van điều áp cho máy nén khí bởi vì:
– Trước hết, xét về mặt khoảng cách thì hệ thống làm việc của máy nén khí có khoảng cách rộng lớn, cách xa nhau. Do đó, đường vận chuyển nước, hơi, khí nén thường được cung cấp bởi hệ thống trung tâm để có thể tiết kiệm nguồn cung cấp.
– Thứ hai, do khoảng cách xa nên áp lực đầu cuối sẽ rất yếu nếu đầu vào chúng ta không có áp lực cao. Vì vậy để toàn hệ thống có thể có áp lực đủ mạnh thì áp lực đầu vào phải duy trì ở mức độ lớn.
– Thứ ba, van điều áp khí nén giúp điều chỉnh những chỗ có áp lực cao để đảm bảo áp lực cho toàn hệ thống nhằm bảo vệ thiết bị trên đường ống.
– Cuối cùng, van điều áp giúp điều chỉnh áp suất khí nén để có một đầu ra ổn định với áp suất ổn định. Việc này giúp cho việc sản xuất, vận hành hệ thống được ổn định và đảm bảo an toàn cũng như có áp suất đầu ra theo nhu cầu.
Trên đây, là một số thông tin cơ bản về van điều áp dành cho máy nén khí. Hiện tại, Công ty Bảo Tín có cung cấp sản phẩm van điện áp máy nén khí của các hãng nổi tiếng như Hitachi, Atlas Copsco, Fusheng,…Ngoài ra, chúng tôi có nhận giao hàng van điều áp trên toàn quốc và lắp đặt, thay thế, đổi mới sản phẩm van điện áp trong thời gian bảo hành trong vòng 12 tháng. Mọi thông tin chi tiết khác xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ của Công ty Bảo Tín như sau:
Hãy là người đầu tiên nhận xét “VAN ĐIỀU ÁP KHÍ NÉN”