Máy sấy khí là một bộ phận vô cùng quan trọng của hệ thống máy nén khí. Chúng thường được các nhà máy, xí nghiệp sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Thiết bị này có tác dụng làm sạch và khô khí nén được cung cấp từ hệ thống máy nén khí. Khi máy nén khí hoạt động, không khí được nén vào bình chứa, hơi nước trong không khí sẽ chuyển thành dạng lỏng và tích tụ lại trong bình chứa. Lúc này, máy sấy khí sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình là đưa hơi nước và chất bẩn đến cửa thoát và đi ra ngoài môi trường.
1, Máy sấy khí là gì?
Máy sấy khí (còn được gọi là máy sấy khí nén, máy sấy khô khí…) là thiết bị thiết yếu trong hệ thống máy nén khí. Máy sấy khí có vai trò tách hơi nước trong không khí để tăng hiệu suất nén khí. Vì thế, việc lựa chọn máy sấy khí phù hợp là điều vô cùng quan trọng vì nó quyết định hiệu quả của hệ thống khí nén.
2, Các loại máy sấy khí phổ biến hiện nay
2.1 Máy sấy khí kiểu làm lạnh
Máy hoạt động giống như một chiếc tủ lạnh, làm giảm nhiệt độ xuống thấp, hơi nước đọng lại thành sương, được thu lại và loại bỏ thông qua bộ xả nước tự động. Khi tất cả nước được loại bỏ lúc này khí nén đã khô hơn rất nhiều.
Ưu điểm của dòng máy sấy khí kiểu làm lạnh
- Giá thành rẻ.
- Dễ vận hành, máy hoạt động ổn định.
- Chi phí sửa chữa, và bảo dưỡng thấp.
Nhược điểm của dòng máy sấy khí làm lạnh
- Tỷ lệ tách nước không triệt để hoàn toàn, chỉ đạt 90 – 95%.
Cấu tạo của dòng máy sấy khí làm lạnh
Máy cấu tạo gồm các bộ phận:
- Lốc máy nén: Có tác dụng nén gas lạnh tuần hoàn trong hệ thống.
- Dàn nóng: Giúp nhiệt của gas thoát ra môi trường xung quanh và giảm nhiệt độ khí nén đầu vào.
- Dàn lạnh: Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi nhiệt với khí nén và giữ nước để đưa ra ngoài qua van xả nước tự động.
- Van bypass: Có nhiệm vụ điều tiết lượng gas hồi về lốc nén, giúp giảm nhiệt lốc nén khi hoạt động.
- Van tiết lưu (dây xoắn): Có công dụng điều chỉnh lượng khí.
- Quạt làm mát: Giúp giải nhiệt dàn nóng .
- Lọc gas: Giúp lọc những cặn bẩn khỏi gas trong khí nén.
- Cảm biến nhiệt độ, công tắc áp suất: Nhận và báo thông tin về bảng điều khiển, hiển thị lên màn hình để người sử dụng nắm được và đồng thời bảo vệ máy.
Nguyên lý vận hành của dòng máy sấy khí làm lạnh
Khí nén có áp lực, độ ẩm và nhiệt độ cao sẽ di chuyển từ máy nén khí đến máy sấy khí thông qua đường khí nén đi vào. Sau đó, khí nén sẽ đi qua dàn trao đổi nhiệt và được làm mát sơ bộ. Khí nén đi tiếp qua dàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh, và chuyển động đảo chiều trong các ống dẫn môi gas lạnh với nhiệt độ hóa sương khoảng 2-6 độ C. Ở nhiệt độ này, hơi nước trong khí nén sẽ bị ngưng tụ.
Những tạp chất như nước, dầu, bụi bẩn sẽ được ngưng tụ cùng với nước và đi ra ngoài qua đường van xả nước tự động. Lúc này, khí nén đã được làm sạch tạp chất nhưng nhiệt độ còn thấp. Vì vậy, khí nén sẽ được tăng nhiệt bởi giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas nóng lên 6 – 8oC trước khi đưa vào sử dụng.
2.2 Máy sấy khí kiểu hấp thụ
Máy sử dụng hạt hút ẩm để loại bỏ nước khỏi khí nén, hạt hút ẩm sẽ ngậm nước, sau đó những hạt hút ẩm này sẽ được tự động làm khô theo cơ chế của máy sấy khí.
Ưu điểm của dòng máy sấy khí hấp thụ
- Công suất lớn.
- Tỷ lệ tách nước cao, có thể đạt 99%.
Nhược điểm của dòng máy sấy khí hấp thụ
- Giá thành cao.
- Chi phí bảo dưỡng và thay thế vật tư tiêu hao (hạt hút ẩm) lớn.
Cấu tạo của dòng máy sấy khí hấp thụ
Máy được cấu tạo vô cùng đơn giản với các bộ phận sau:
- Van giảm âm
- Van một chiều có nhiệm vụ đưa khí đã làm khô đi qua.
- Van điện từ: giúp đưa khí nén vào để làm khô
- Van một chiều có nhiệm vụ đưa khí nóng tái sinh đi qua.
- Van điện từ có chức năng điều khiển xả nước
- Bình hút ẩm chứa vật liệu hút ẩm có tác dụng làm khô khí
- Bộ điều khiển và các cảm biến độ ẩm, nhiệt độ giúp cho quá trình hoạt động của máy sấy khí kiểu hấp thụ có thể hoạt động chính xác nhất.
Nguyên lý vận hành của dòng máy sấy khí hấp thụ
Nguyên lý hoạt động của máy sấy khí kiểu hấp thụ là làm khô khí nén bằng chất sấy khô hay còn gọi là chất hút nước sẽ hấp thụ hơi nước trong không khí ẩm. Chất hút ẩm được làm bằng vật liệu háo nước.
Để có thể hấp thu được tốt nhất, chất hút ẩm được sử dụng dưới dạng hạt nhỏ. Loại chất hút ẩm thường được dùng là gel silica và alumina.
Một máy sấy khí hấp thụ thường có hai bình hút ẩm giống nhau và chứa đầy chất hút ẩm. Một bình được dùng để làm khô khí nén, và bình còn lại được dùng để tái sinh. Mỗi bình làm việc theo thời gian đã được lập trình trước (được điều khiển bằng bộ điều khiển trung tâm).
Khi các chất háo nước đã hút ẩm trong một chu kì làm việc. Chất hút ẩm đã hấp thụ hơi nước từ khí nén và bão hòa với nước, lúc này không còn hấp thụ hơi nước được nữa. Để tái sử dụng chất hút ẩm, thì phải loại bỏ hết nước đã hấp thu trong chất hút ẩm. Việc này được gọi là tái sinh chất hút ẩm.
Quá trình tái sinh và quá trình sấy khô khí nén được thực hiện song song. Điều này có nghĩa là hai bình sẽ hoạt động song song với nhau. Nếu bình 1 làm nhiệm vụ sấy khí nén thì bình 2 sẽ làm nhiệm vụ tái sinh và ngược lại. Có hai cách để tái sinh chất hút ẩm: bằng không khí nóng hoặc bằng khí nén khô.
3, Báo giá máy sấy khí mới nhất
Liên hệ ngay với Phụ Tùng Bảo Tín để nhận báo giá cạnh tranh sản phẩm máy sấy khí.
- Máy sấy khí Jmec: Liên hệ
- Máy sấy khí Lodestar: Liên hệ
- Máy sấy khí Sullair: Liên hệ
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN
Địa chỉ: P.305- Tòa nhà C2 – đường Đỗ Nhuận – P. Xuân Đỉnh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 0247.3066168/Skype: phuong-pr/Zalo: 0983.755.949/Hotline: 0946 678 168
Email: maynenkhibaotin@gmail.com Website: maynenkhibaotin.com
16 NĂM TRONG NGHỀ KHÍ NÉN – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ SẢN PHẨM CUNG CẤP!