GIẢM ÂM CHO MÁY NÉN KHÍ

 

Trong quá trình vận hành, hệ thống máy nén khí luôn tạo ra những tiếng ồn, tiếng rung lắc to gây ảnh hưởng tới quá trình chúng ta làm việc và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy chúng ta cần làm gì để giảm độ ồn máy nén khí? Công ty Bảo Tín xin chia sẻ bài viết dưới đây nhằm giải đáp thắc mắc từ phía các bạn.

  1. Nguyên nhân máy nén khí phát ra tiếng ồn

Có rất nhiều nguyên nhân gây lên tình trạng máy nén khí khi vận hành và hoạt động thường tạo ra những tiếng ồn lớn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Dưới đây, Công ty Bảo Tín xin liệt kê một số nguyên nhân cơ bản như sau:

– Đầu tiên, vị trí đặt máy không dược đảm bảo thăng bằng hoặc chắc chắn chính bởi vậy nên khi mà máy hoạt động thì độ ồn và độ rung của máy sẽ được tăng lên một cách đáng kể. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho máy nén khí công nghiệp bị phát sinh ra tiếng ồn trong quá trình mà nó vận hành.

– Thứ hai, nguyên nhân có thể là do bộ phận đường hút gió của bộ lọc bị bám bẩn, có thể do vệ sinh kém hoặc là đường ống bị vỡ mà gây nên những tiếng ồn không đáng có.

– Thứ ba, do lượng dầu bôi trơn cung cấp cho máy bị sụt giảm hoặc quá bẩn, độ nhớt bị suy giảm chính bởi vậy mà không đủ làm cho các chi tiết khi hoạt động trơn tru, các chi tiết hoạt động tạo ra ma sát mạnh chính bởi vậy mà không đảm bảo độ êm khi hoạt động sẽ sinh ra tiếng ồn. Chính bởi vậy, trong quá trình sử dụng thì bạn cần phải tiến hành kiểm tra dầu máy hàng ngày và bổ sung lượng dầu cần thiết ngay khi dầu bị thiếu.

– Thứ tư, bộ phận bánh răng ở trong máy bị hỏng hoặc là xảy ra sai sót trong quá trình tiến hành lắp đặt, chính bởi vậy mà tạo nên tiếng ồn không đáng có.

– Thứ năm, phần piston va vào tấm van: Trong quá trình mà máy nén khí piston vận hành thì đầu xylanh có thể sẽ va vào tấm van và điều này làm phát ra tiếng kêu.

– Thứ năm, bộ phận vòng bi của máy nén cũng gặp phải sự cố như bị nứt, xước, khe hở quá lớn. Chính bởi vậy mà tiếng ồn cũng bị phát sinh ra.

– Thứ sáu, sau một thời gian làm việc thì các linh kiện bên trong máy như các chi tiết ròng rọc, các dây đai, bánh đà, hay chi tiết ốc vít… sẽ bị lỏng. Điều này sẽ khiến cho máy vận hành phát sinh ra tiếng ồn. Cách xử lý vấn đề này khá là đơn giản, bạn chỉ cần cố định lại các linh kiện bên trong là được.

– Cuối cùng, là vấn đề do Cacte gặp phải vấn đề. Khi máy hoạt động mà phát sinh ra tiếng ồn phần lớn phần lớn là do máy không được bảo dưỡng một cách thường xuyên. Do đó, lỗi cacte cũng sẽ xuất phát từ nguyên nhân này.

  1. Các giải pháp giảm âm cho máy nén khí

a. Lựa chọn máy nén khí chất lượng cao

– Trong các nhà máy, xí nghiệp hay các công ty sản xuất với quy mô lớn  thì việc giảm âm là một trong những vấn đề quan trọng. Tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng tới sản xuất, sức khỏe con người mà còn gây nhiều bất lợi lớn trong quá trình giao tiếp và làm việc.

– Chính vì vậy, để đảm bảo việc giảm âm tốt thì việc đầu tiên chúng ta cần lựa chọn một máy nén khí có chất lượng tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, trên thị trường trong nước và nước ngoài có rất nhiều hãng máy nén khí có chất lượng cao và đảm bảo được ưa chuộng và tin dùng bởi nhiều nhà máy, các công ty lớn. Các bạn có thể lựa chọn máy nén khí các hãng như: Hitachi, Sullair, Atlascopco,…

Hiện nay, Công ty Bảo Tín có cung cấp các dòng máy nén khí trên, đặc biệt là dòng máy nén khí Sullair của Mỹ với chất lượng cao, giá thành hợp lí, độ rung và độ ồn phát ra từ máy thấp.

b. Lắp đặt máy nén khí tại phòng riêng, cách xa khu vực sản xuất

– Máy nén khí khi hoạt động thường có độ ồn cao, rung lắc mạnh, độ ồn máy nén khí phát ra lên tới 70-75 DB. Do đó, cần lắp đặt máy nén khí ở một nơi riêng, bố trí ở những nơi có tường cách âm để làm giảm độ ồn từ máy phát ra. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các vật liệu cách âm như: Bông, vải, xốp,…Độ cách âm ít hay nhiều đều phụ thuộc vào độ dày và độ rộng của vật liệu cách âm.

– Hơn nữa, các bạn cần đảm bảo vị trí lắp đặt máy nén khí cần phải có nhiệt độ trung bình, thoáng gió và độ ẩm không quá cao và không quá thấp.

– Ngoài ra, để không ảnh hưởng tới quy trình sản xuất, ta nên đặt máy nén khí ở vị trí cách xa khu vực sản xuất, nhà xưởng sản xuất để đảm bảo hiệu quả sản xuất cũng như tránh tiếng ồn gây ảnh hưởng tới công nhân sản xuất.

c. Mang nút bảo vệ tai khi làm việc

– Khi tiếp xúc  quá nhiều tiếng ồn phát ra từ hệ thống máy nén khí trong một thời gian làm việc lâu dài, đôi tai của bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi âm thanh, có thể dẫn đến việc mất đi thính lực. Chính vì vậy, chúng ta cần mang đồ bảo hộ cho đôi tai của mình, bạn có thể sử dụng những chiếc nút tai hoặc bông tai để nhét vào tai khi phải tiếp xúc gần hệ thống máy nén khí. Điều này, sẽ làm cho đôi tai bạn được bảo vệ an toàn hơn khi làm việc.

d. Hạn chế tiếp xúc, làm việc cách xa hệ thống máy nén khí

– Nếu như bạn không có nhiệm vụ gì hay không phải tới gần máy nén khí để kiểm tra, sửa chữa thì tốt nhất bạn không nên đến gần máy nén khí khi máy hoạt động. Bởi vì, độ ồn và độ rung phát ra từ máy có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh của bạn và gây ra những vấn đề liên quan tới sức khỏe. Cách tốt nhất là hãy giữ khoảng cách càng xa càng tốt, hạn chế tiếp xúc, làm việc gần hệ thống máy nén khí, trong trường hợp bạn không có nhiệm vụ gì. Hơn nữa, nên lắp đặt các máy quan sát, màn hình điều khiển từ xa cho máy nén khí và toàn bộ hệ thống.

e. Cần kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì máy thường xuyên

– Khi máy nén khí hoạt động trong một thời gian dài, các bộ phận, thiết bị trong máy sẽ bị hao mòn, hư hỏng dẫn tới tình trạng máy nén khí ngày càng có nhiều tiếng ồn lớn hơn. Đặc biệt, với tình trạng các máy đã sử dụng quá lâu mà không có bất kì công việc bảo trì, bảo dưỡng nào cho máy. Cách tốt nhất là bạn nên bảo trì, bảo dưỡng máy sau 6000-12000h làm việc, tùy thuộc vào khuyến cáo từ các nhà sản xuất.

– Ngoài ra, việc bảo trì, bảo dưỡng máy thường xuyên còn giúp tăng tuổi thọ của các thiết bị, bộ phận trong máy, giúp máy vận hành thông suốt nhằm đảm bảo cho suốt quá trình sản xuất.

e. Bôi trơn cho máy nén khí.

– Máy nén khí cũng giống như các loại máy khác, các thiết bị, bộ phận đều được làm từ kim loại. Do đó, để các bộ phận, thiết bị được hoạt động trơn tru, chuyển động được mà không gây ra hiện tượng rung lắc, tiếng ồn thì cần phải được bôi trơn thường xuyên bằng dầu. Các bộ phận cần được bôi trơn bao gồm: Các khớp nối, bánh răng, trục vít, các vòng bi,…

– Lưu ý: Để bôi trơn cho các bộ phận bên trong máy nén khí chúng ta cần sử dụng và lựa chọn đúng loại dầu nhớt phù hợp cho máy nén khí.

+ Hơn nữa, cần tiến hành vệ sinh lọc khí và đường ống một cách thường xuyên để giảm thiểu bụi bẩn vào trong máy gây nên những hư hỏng không đáng có.

+  Mặt khác, vòng bi và bánh răng của máy nén khí nếu đã quá cũ rồi thì tốt nhất bạn nên thay mới để đề phòng những trường hợp hư hỏng không đáng có do những bộ phận này sinh ra.

f. Vệ sinh các bộ lọc khí sạch sẽ

– Trong máy nén khí các bộ phận như: Lọc tách, lọc dầu, lọc gió,…giúp loại bỏ các bụi bẩn, cặn dầu chứa trong không khí khi được đưa vào máy nén khí. Sau một thời gian dài làm việc, các bộ phận này không tránh khỏi các tình trạng tắc nghẽn bởi dầu, bụi bẩn, tình trạng cặn bẩn, dầu nhớt bám dưới đáy và thành lọc, các bụi bẩn được hút vào sẽ bám vào thành xi lanh…khiến bộ lọc không còn hiệu quả, chất lượng lọc kém, làm cho máy hoạt động với hiệu quả thấp, gây ra tình trạng rung lắc, tiếng kêu phát ra từ máy lớn. Chính vì vậy, chúng ta cần vệ sinh các lõi lọc thường xuyên, tốt nhất là vệ sinh sau 6000h hoạt động của lọc hoặc có thể thay sớm hơn tùy thuộc vào điều kiện môi trường làm việc của máy nén khí là có nhiều bụi bẩn hay không.

g. Hạn chế sự rung động của máy

– Khi máy nén khí bị rung lắc mạnh khi hoạt động cũng là nguyên nhân khiến máy phát ra tiếng ồn lớn. Chính vì thế bạn cần giảm độ rung cho máy nếu muốn giảm tiếng ồn. Bạn có thể hạn chế sự rung lắc của máy nén khí bằng cách sử dụng lò xo thép hoặc hơi, miếng cao su, đàn hồi … tùy thuộc vào độ rung của máy mà chọn vật liệu cho phù hợp.

h. Hấp thụ rung động

– Không giống với những phương pháp hạn chế sự rung động của máy nén khí như trên, thay vì triệt tiêu ta hấp thụ luôn sự rung đông của máy bằng cách lắp đặt máy nén khí trên một bề mặt đàn hồi để giảm chấn động.

– Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các vật liệu có tác dụng hấp thụ sóng âm. Đây là những vật liệu có lỗ hổng và xốp nhẹ xung quanh nguồn âm để giảm tiếng ồn cho máy.

i. Sử dụng bộ tiêu âm cho máy sấy khí

– Bộ tiêu âm là gì ? Bộ tiêu âm là bộ phận dùng cho máy sấy khí hấp thụ. Bộ tiêu âm ra đời giúp giảm âm, loại bỏ không khí chứa đầy bụi bẩn và độ ẩm.

+ Khi không khí đi vào bộ lọc hạt kém, bộ lọc hạt kép sẽ lọc các hạt nhỏ cho phép không khí trong lành thấm tự do qua giai đoạn giảm tiếng ồn thứ cấp ở bộ thu âm. Trong quá trình đó có 1 van được mở để giải quyết tình trạng nếu không khí thoát ra bị tắc nghẽn bởi sự tích tụ và sự chuyển khí trực tiếp ra ngoài môi trường.

– Kiểu kết nối chân ren: XY-05- ½’’, XY-07-3/4”,…

Hiện nay, Công ty Bảo Tín có cung cấp bộ tiêu âm cho máy sấy khí hấp thụ theo yêu cầu của quý khách hàng và theo thông số kĩ thuật.

Nếu như bạn có thắc mắc hay có vấn đề gì cần được Công ty bảo Tín chúng tôi tư vấn và giúp đỡ thì xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại của Công ty chúng tôi. Hoặc mọi thông tin chi tiết khác xin vui lòng để lại địa chỉ, Công ty sẽ gọi lại và tư vấn trực tiếp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN

Địa chỉ: P.305, Tòa nhà C2, đường Đỗ Nhuận,Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Zalo: 0983.755.949    Điện thoại: 0246.675.8098    Hotline: 0946.678.168

Email: maynenkhibaotin@gmail.com        Website: phutungbaotin.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *