ĐẦU NÉN MÁY NÉN KHÍ

ĐẦU NÉN MÁY NÉN KHÍ

Trong quá trình làm việc Công Ty Bảo Tín nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan tới đầu nén máy nén khí. Để hiểu rõ hơn về đầu nén máy nén khí hay còn gọi là đầu trục vít, Công ty Bảo Tín xin chia sẻ các thông tin trên trong bài viết dưới đây.

  1. Đầu nén máy nén khí là gì?

– Đầu nén máy nén khí hay còn gọi là đầu trục vít máy nén khí là bộ phận chính và quan trọng nhất của máy, đây là nơi quá trình nén được thực hiện và tạo ra khí nén áp lực cao từ không khí.

– Đầu máy nén khí là bộ phận có chi phí rất cao, có giá trị bằng một nửa chi phí toàn bộ máy nén khí. Do đó, cần phải lưu ý tới bộ phận này nhằm tránh hỏng hóc đầu nén.

– Trung bình một cụm đầu nén có tuổi thọ khoảng 40.000 giờ chạy máy.

  1. Đặc điểm

a. Tỷ số nén

– Áp suất tối đa của đầu nén tạo ra được gọi là tỷ số nén. Nó được tính bằng áp suất tối đa đầu khí ra chia cho áp suất tối đa đầu khí vào.

– Đối với máy nén khí trục vít ngâm dầu, tỷ số nén cao nhất thường là 13. Còn đối với máy nén khí không dầu thì tỷ số nén thường khoảng 3.5.

– Tỷ số nén cao hơn nghĩa là mức rò rỉ khí nén nhiều hơn (tại thời điểm áp suất cao, lưu lượng khí qua khe hở nhiều hơn). Việc rò rỉ cao này sẽ làm giảm hiệu suất tổng thể của các bộ phận.

b. Giới hạn thiết kế trong việc tạo ra bộ trục vít tốt nhất

– Trục vít là một bộ phận yêu cầu thiết kế chính xác cao độ, nó tốn hàng nghìn giờ để các nhà cung cấp nghiên cứu. Có rất nhiều biến số để nghĩ và tính toán khi thiết kế và cho ra một bộ trục vít tốt nhất.

– Hơn nữa, họ luôn tìm kiếm những thiết kế có thể cải thiện hiệu quả tốt nhất. Nói một cách khác là làm thế nào để bơm khí nhiều nhất mà lại tốn ít điện năng tiêu thụ nhất.

– Thiết kế và sản xuất chính xác trục vít là một điều bí mật nhất của các nhà sản xuất. Trong các phòng này bạn sẽ không được tùy tiện ra vào hoặc chụp bất kỳ tấm ảnh nào để tránh việc những mẫu thiết kế và thông tin bị lộ ra ngoài.

  1.  Cấu tạo

Cấu tạo đầu nén bao gồm:

– Hai cặp trục vít gồm trục vít đực và trục vít cái.

+ Trục vít đực thì dày hơn trục vít cái, trục vít đực có hình lá gồm 4 rãnh còn trục vít cái thì mỏng hơn và có 6 rãnh.

+ Trục vít cái được điều khiển bởi bánh răng ra khỏi trục vít đực. Khi trục vít được quay được được một vòng thì trục vít cái được 1.5 vòng. Chúng được đồng tâm và các bánh răng quay trục vít cái được gọi là bánh răng đồng tâm.

+ Trục vít đực được quay bởi một môtơ điện đối với máy nén khí chạy điện, hoặc môtor dầu đối với máy nén khí chạy dầu.

+ Giữa hai trục vít có chứa tút khí chứa không khí để nén.

– Một trục đứng được xếp song song với nhau.

– Một trục chính được nối với động cơ thông qua hệ bánh răng gia tốc hoặc khớp nối mềm.

– Bên ngoài bao bọc bởi lớp vỏ Casing.

  1. Ưu và nhược điểm đầu nén máy nén khí trục vít.

a. Ưu điểm

– Đầu nén được sử dụng một cách đơn giản

– Thiết kế gọn gàng, dễ di chuyển

– Áp suất làm việc của đầu nén cao

– Nhiên liệu bôi trơn cho đầu nén ít

– Có hiệu suất làm việc cao, tuổi thọ cao.

b. Nhược điểm

– Giá thành đầu nén có chi phí rất cao

– Đầu nén được thiết kế đặc biệt nên rất khó thay thế bằng một bộ phận khác.

  1. Vị trí lắp đặt đầu nén

– Đầu nén được lắp đặt sau van cửa hút, được nối với động cơ chính sau bằng bánh răng và khớp nối. Ngoài ra, nhiều loại máy có thể dùng dây curoa để truyền từ động cơ sang trục vít.

  1. Phân loại

– Có 2 loại đầu nén cơ bản: Ngâm dầu và không dầu.

+ Đầu nén máy nén khí ngâm dầu thì phổ biến hơn, giá thành rẻ hơn so với đầu nén khí trục vít không dầu.

+ Đầu nén trục vít không dầu thì thường được sử dụng cho các hoạt động sản xuất yêu cầu khí đầu ra phải sạch 100%, tức là khí ra không được có lẫn dầu và thường được sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm, hóa chất, y tế,…

  1. Nguyên lí hoạt động

– Đầu nén hoạt dộng theo nguyên lí thay đổi thể tích.

– Khi các trục vít quay nhanh không khí được hút vào trong vỏ thông qua cửa nạp và đi vào buồng khí giữa các trục vít và không khí sẽ được nén bởi các răng khi không khí nhỏ lại và sau đó khí nén đi tới cửa thoát.

– Chuyển động quay của trục vít được truyền từ chuyển động quay của động cơ. Khi động cơ chạy trục vít chính quay với tốc độ lớn làm trục vít còn lại quay thông qua tác động của dầu bôi trơn.

  1. Cách kiểm tra các dấu hiệu đầu nén hư hỏng

– Kiểm tra các âm thanh phát ra trong máy thường xuyên, nếu nghe thấy có tiếng lạ cần phải xác định âm thanh phát ra từ vị trí nào của đầu nén để sửa chữa.

– Cần tháo van hút và quan sát trực tiếp bằng mắt đầu nén xem có hư hỏng nào xả ra không.

– Sử dụng tay để quay trục vít xem chúng có hoạt động trơn tru không. Nếu thấy trục vít bị kẹt, khó quay thì nên kiểm tra lại.

  1. Các lỗi thường gặp của đầu nén trục vít

Đầu nén trục vít thường gặp các lỗi chính như sau:

a. Hai trục vít bị kẹt vào nhau

– Nguyên nhân: Do không thay dầu thường xuyên, hoặc dầu sử dụng không đúng, môi trường làm việc khắc nghiệt nên dẫn đến việc có nhiều keo nhựa, tạp chất làm cho trục vít không thể quay được.

+ Mặt khác, không khí đi vào trong máy nén khí sẽ nóng lên, do đó nó cũng làm nóng trục vít và phần vỏ kim loại bao bọc bên ngoài của máy nén khí. Khi mà phần vỏ này nóng quá nhiều, hai trục vít sẽ chạm vào nhau và điều này có thể là nguyên nhân làm cho trục vít bị mòn hoặc vỡ

– Cách khắc phục: Dừng chạy máy nén khí ngay lập tức. Sau đó, tháo cụm đầu nén và tẩy rửa bằng hóa chất.

b. Mòn vòng bi

– Nguyên nhân: Có 8 vòng bi được gắn ở hai đầu trục vít nhằm cho chúng hoạt động trơn tru, tránh bị lệch trục vít. Tuy nhiên, lâu ngày vòng bi không được kiểm tra và thay thế sẽ bị mài mòn làm kẹt trục vít, phá vỡ buồng nén do trục vít lệch.

– Cách khắc phục: Cần phải thay thế vòng bi mới, thường xuyên kiểm tra các âm thanh phát ra từ vòng bi để sửa chữa.

+ Cần thay thế vòng bi với thông số, kĩ thuật đúng như ban đầu và phải là hàng chính hãng, chất lượng tốt nhằm tránh tình trạng vòng bi bị vỡ.

c. Vỡ hoặc sứt mẻ khớp nối, bánh răng

– Nguyên nhân: Khi máy nén khí hoạt động sẽ chuyển từ trạng thái không tải sang có tải. Cách chuyển đột ngột này dẫn đến các khớp nối hay bánh răng bị vỡ do bị giật mạnh.

– Cách khắc phục: Thay thế lại khớp nối hoặc bánh răng.

  1. Cách sửa chữa và thay thế

– Đầu nén máy nén khí rất khó thay thế và sửa chữa. Chính vì vậy, cần phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ kĩ thuật cao để sửa chữa đầu nén máy nén khí.

  1. Quy trình đại tu đầu nén

– Tìm hiểu rõ hiện trạng đầu nén trước khi bảo dưỡng như thế nào thông qua việc hỏi người theo dõi, vận hành máy. Đánh giá hiện trạng ban đầu bằng ngoại quan, ghi nhận hiện trạng thiết bị trước khi tháo đầu nén.

– Tháo cụm nén và giải thể từng chi tiết, đánh giá hư hỏng của từng chi tiết.

– Ghi chép, đo đạc các đệm, căn, bạc lót, bạc điều chỉnh, khe hở cao áp, thấp áp đánh giá mức độ hư hại, mài mòn,…

– Thay bi cho toàn bộ đầu nén, thay phớt, gioăng nếu cần

– Kiểm tra, phục hồi hư hại bề mặt phẳng của gối đỡ cao áp tùy theo mức độ hư hại và hư hại của của trục vít, các hư hại của bề mặt tiếp xúc, bề mặt lắp ghép,…

– Vệ sinh lại toàn bộ các chi tiết và dụng cụ chuẩn bị lắp đặt các chi tiết trở lại thành bộ.

– Lắp lại thiết bị và đo kiểm từng khâu đảm bảo kết quả lắp ráp và chạy vận hành thử.

 Hiện tại, Công Ty Bảo Tín có cung cấp các dịch vụ, sửa chữa, lắp đặt đầu nén khí cũng như các phụ tùng khác của máy nén khí. Hi vọng mọi thông tin chi tiết mà chúng tôi đã cung cấp như trên sẽ góp phần nào đó giải đáp các thắc mắc từ phía các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN

Địa chỉ: P.305, Tòa nhà C2, đường Đỗ Nhuận,Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Zalo: 0983.755.949    Điện thoại: 0246.675.8098    Hotline: 0946.678.168

Email: maynenkhibaotin@gmail.com        Website: phutungbaotin.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *