Khí nén là gì? Thông tin chi tiết về khí nén

Khí nén hiện diện ở mọi khía cạnh trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp làm trong các lĩnh vực như khai khoáng, y tế, nông nghiệp, dược phẩm,…. khí nén đóng vai trò rất quan trọng để hệ thống được vận hành trơn tru. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự nhiều người biết khí nén là gì? Vì vậy để giải đáp những thông tin về khí nén, hãy cùng Phụ Tùng Bảo Tín tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay nhé.

1, Khí nén là gì?

Khí nén là một dạng năng lượng được chuyển hóa từ không khí tự nhiên

Khí nén được biết tới là một dạng năng lượng đã được chuyển hóa từ dạng không khí tự nhiên hoặc các hợp chất khí hóa học nén ở áp suất 3000psi hoặc 3600psi. Không khí được nén khí là một hỗn hợp bao gồm rất nhiều khí khác nhau, chủ yếu là khí nitơ chiếm 78% và oxi chiếm 21%.

Khí nén được hình thành bằng cách giảm thể tích của khí tự nhiên để tạo thành áp lực lớn, từ đó chuyển thành nguồn năng lượng đầy hiệu năng.

Máy nén khí là thiết bị có chức năng tạo ra khí nén,, được sử dụng trong nhiều lĩnh lực khác nhau. Và để có thể sử dụng được khí nén phù hợp với nhiều ngành nghề trong cuộc sống hàng  ngày thì bạn sẽ phải trang bị các loại máy nén khí và phụ tùng máy nén khí khác nhau như máy nén khí piston, máy nén khí công nghiệp hay máy nén khí dạng mini.

2, Đặc điểm của khí nén

Đặc điểm quan trọng của khí nén

Sau khi tìm hiểu chi tiết khí nén là gì, bạn cũng cần hiểu rõ về đặc điểm của loại khí này. Đặc điểm quan trọng nhất của khí nén chính là không độc hại, không thể cháy vì thành phần chính là không khí tự nhiên với 21% khí oxy và 78% khí nitơ. Ngoài ra, khí nén còn có một số đặc điểm khác nhau:

  • Số lượng: Số lượng khí nén là vô tận vì được tạo nên từ không khí tự nhiên. Sau khi đã hoàn thành quy trình sử dụng, chúng sẽ được thoát ra môi trường, hòa cùng khí tự nhiên và lại tiếp tục tái sử dụng.
  • Vận chuyển: Khí nén có thể vận chuyển nhanh chóng và rất dễ dàng thông qua đường ống có cự ly phù hợp. Ngoài ra chúng còn có thể được nến trong bình chứa, sau đó phân phát vận chuyển trong hệ thống khí nén.
  • Lưu trữ: Sau khi được tạo ra, khí nén sẽ được lưu trữ trong các thiết bị chứa cho tới khi được sử dụng. 
  • Nhiệt độ: Giới hạn sử dụng khí nén ở nhiệt độ từ 0 độ C tới 99 độ C.
  • Cháy nổ: Khí nén là dạng năng lượng trung tính và không có khả năng gây cháy nổ.
  • Vận tốc khí nén: Thực tế, việc nén không khí càng lớn thì khí nén có lưu tốc càng cao. Tốc độ của khí nén được đo trong xi lanh thường là 1-2m/s.
  • Vấn đề an toàn: Khí nén có độ sạch cao nên thường được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn cho người sử dụng và không làm ảnh hưởng tới các thiết bị giám sát chạy bằng điện và môi trường.

3, Ứng dụng của khí nén là gì?

Khí nén hiện được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực

Hiện nay khí nén được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Ngành công nghiệp chế tạo: Khí nén có áp suất cao nên thường được sử dụng để thúc đẩy các thiết bị, máy móc giúp cho hàng hóa được nâng lên và hạ xuống một cách dễ dàng. Ngoài ra chúng còn tác động lên súng phun sơn và điều khiển những thiết bị tự động. Ngoài ra, khí nén còn được ứng dụng nhiều trong việc điều khiển máy cắt thanh nhôm, các công ty sản xuất bao bì chân không giúp kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.
  • Ngành bảo dưỡng hay sửa chữa xe: Khí nén được sử dụng để bơm bánh xe, xì khô xe sau khi rửa, xì bụi bẩn. Ngoài ra khí nén phun với cường độ mạnh còn có thể làm sạch bụi bẩn tại những chi tiết hay khe hở nhỏ trên bề mặt xe một cách dễ dàng.
  • Ngành công nghiệp khai khoáng: Khí nén được sử dụng phổ biến để thông gió tại những nơi làm việc có lượng khí thấp, điển hình như: Các khu vực hầm mỏ khai thác khoáng sản (dầu khí, than, sắt…). Khí nén là nguồn năng lượng cung cấp oxy sạch và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng trong quá trình làm việc.
  • Ngành y tế: Khí nén được sử dụng phổ biến trong việc khử trùng dụng cụ, vận hành các loại máy móc (máy nội nha, hệ thống hô hấp….)
  • Ngành chế biến thực phẩm: Khí nén được sử dụng trong việc sục khí cho nước đóng chai, đóng gói hút chân không, sấy khô, điều khiển các thiết bị truyền động, vận chuyển, làm sạch…
  • Ngành may mặc: Khí nén giúp truyền tải và cung cấp nguồn cho các công cụ, kẹp chặt, điều khiển các loại thiết bị truyền động, thiết bị tự động, máy kéo sợi, dệt thoi hay tạo kết cấu…

4, Hệ thống khí nén được sử dụng để làm gì?

Hệ thống khí nén là một hệ thống phức tạp và bao gồm nhiều bộ phận quan trọng để tạo khí, lưu trữ và sử dụng khí nén trong các lĩnh vực sản xuất. Hệ thống khí nén gồm những loại máy móc nào?

  • Máy Nén khí: là trái tim của hệ thống khí nén. Máy nẽn khí sẽ có nhiệm vụ nén không khí sạch từ áp suất môi trường xuống áp suất cao hơn. Hiện nay có nhiều loại máy nén khí như máy nén khí piston, máy nén khí trục vít,….
  • Bình Tích Áp hay còn gọi là Bình Đệm: Đây là nơi khí nén được lưu trữ dưới áp suất cao trước khi đưa vào sử dụng.
  • Đường Ống Cấp Khí: sẽ nối các thành phần của hệ thống khí nén với nhau. Các đường ống được thiết kế để chịu áp lực cao của khí.
  • Van Kiểm Tra: đây là thiết bị đảm bảo sự luân phiên của áp suất khí nén trong hệ thống và ngăn ngừa sự trôi dạt ngược của không khí đến các vị trí không cần thiết.
  • Bộ Điều Chỉnh và Đồng Hồ Đo: đây là những thành phần quan trọng trong việc kiểm soát quá trình của hệ thống khí nén. Với thiết bị này bạn có thể chỉnh áp suất đầu ra theo yêu cầu và theo dõi áp suất khí nén trong hệ thống.
  • Bộ Truyền Động: còn được gọi là actuator, đây là thành phần cuối cùng của hệ thống máy nén khí. 

5, Ưu và nhược điểm của hệ thống khí nén trong quá trình sử dụng

Ưu Điểm

  • Hiệu suất làm việc cao: hệ thống máy nén khí có khả năng tạo ra lượng công việc đáng kể từ một lượng khí nhỏ hút vào. Đây là một nguồn năng lượng tiềm năng trong công nghiệp.
  • Hoạt của hệ thống máy nén khí rất ổn định, áp suất có thể duy trì ổn định trong thời gian dài mà không phải bảo trì.
  • Hệ thống khí nén khi được vận hành đúng theo yêu cầu thì rất an toàn, không dễ cháy hoặc nổ. Bạn có thể sử dụng các thiết bị an toàn để cho người sử dụng.
  • Đa Dạng Ứng Dụng: Hệ thống máy nén khí có thể áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ sản xuất và xây dựng đến y tế, dược phẩm, khai khoáng,…

Nhược Điểm

  • Tiêu thụ nhiều năng: hệ thống máy nén khí tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với các hệ thống khác làm tăng chi phí vận hành.
  • Gây ra tiếng ồn: hệ thống máy nén khí gây ra tiếng ồn khi hoạt động tạo khí nén.

Trên đây là một số chia sẻ của Phụ Tùng Bảo Tín về khí nén và hệ thống máy nén khí và đặc điểm, ứng dụng của chúng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị, phụ tùng máy nén khí uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay. Hãy liên hệ ngay với Bảo Tín theo hotline: 0946.678.168 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *