Dầu máy nén khí là loại dầu chuyên dụng dành cho máy nén khí. Dầu máy nén khí có chức năng lấp các khoảng chống khe hở trục vít, hỗ trợ việc nén khí của trục vít. Trong bài viết này, Phụ tùng Bảo Tín sẽ cùng bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của dầu máy nén khí, từ cách nó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của máy móc, đến việc giảm thiểu sự cố và chi phí bảo trì. Qua đó, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng việc lựa chọn và sử dụng dầu máy nén khí phù hợp là một quyết định đầu tư thông minh và cần thiết cho bất kỳ hệ thống nén khí nào.
1, Tầm quan trọng của dầu máy nén khí
Yếu tố quan trọng không kém so với những yếu tố khác trong máy nén khí chính là dầu máy nén khí. Dầu máy nén khí có tác dụng giúp máy hoạt động trơn tru, ổn định, bền bỉ và tuổi thọ lâu dài.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay không phải ai sử dụng máy nén khí cũng có sự hiểu biết, quan tâm đúng mức đến dầu máy nén khí.
2, Tác dụng của dầu máy nén khí
- Giảm ma sát: Dầu máy nén khí có tác dụng bôi trơn, giảm hao mòn và tạo ra chuyển động trơn tru, linh hoạt cho các bộ phận của máy nén khí. Ngoài ra, nó cũng giúp hạn chế ma sát cho ổ trục, vòng bi.
- Làm sạch: dầu máy nén khí còn có tác dụng làm sạch, làm trôi bụi bẩn khỏi động cơ vì trong quá trình máy nén khí vận hành, nhiều bụi và cặn bẩn sinh ra và bám vào bề mặt thiết bị.
- Làm kín: dầu máy nén khí giúp làm kín các khe hở, khoảng trống trục vít, ngăn không khí đi vào hệ thống từ bên ngoài gây hỏng các bộ phận.
- Làm mát: Khi hoạt động nén khí đang được diễn ra, sẽ có một lượng nhiệt lớn sinh ra làm cho máy bị nóng. Vào lúc này, dầu máy nén khí sẽ có tác dụng như một dung dịch làm mát, ổn định nhiệt độ, đảm bảo hoạt động cho máy.
- Trung hòa axit: Thành phần của dầu máy nén khí có chứa kiềm, có tác dụng trung hòa axit bảo vệ động cơ khỏi bị ăn mòn do axit. Do trong quá trình vận hành, động cơ sẽ sinh ra CO2 (đối với máy nén khí di động dùng động cơ nổ) phản ứng sinh ra axit ăn mòn.
- Thủy lực: Dầu nén khí dạng lỏng có chức năng thủy lực, hỗ trợ lực cho động cơ, làm động cơ khỏe hơn và tăng năng suất hoạt động.
3, Các loại dầu máy nén khí
Có nhiều cách để phân loại dầu máy nén khí. Nhưng về cơ bản thì dầu máy nén khí được chia thành hai loại sau:
3.1 Dầu máy nén khí gốc tổng hợp
Dầu tổng hợp là loại dầu được tạo ra bằng cách sử dụng các hợp chất ban đầu cho phản ứng hóa học với nhau, do đó, dầu máy sẽ có những tính chất được định ra trước. Dầu máy nén khí gốc tổng hợp sẽ có những đặc tính tốt nhất của dầu khoáng, ngoài ra nó còn có đặc tính khác như không cháy, không hòa tan trong nước.
Ưu điểm của dầu máy nén khí gốc tổng hợp là có khoảng nhiệt độ hoạt động rộng, độ bền nhiệt lớn, nhiệt độ đông đặc thấp, độ nhớt cao,….
3.2 Dầu máy nén khí gốc khoáng
Dầu máy nén khí gốc khoáng sử dụng nguyên liệu chính là cặn gudron và mazut để sản xuất dầu. Tuy nhiên, dầu gốc khoáng thường được tạo ra từ dầu thô có nguồn gốc từ các hydrocarbon.
Hạn chế của dầu máy nén khí gốc khoáng là chỉ số độ nhớt thấp, hoạt động kém ở nhiệt độ khắc nghiệt, độ bền nhiệt thấp,…
4, Tiêu chí lựa chọn dầu máy nén khí
- Độ nhớt: Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nên các hãng sản xuất máy nén khí và nhà sản xuất dầu máy nén khí khuyến cáo nên sử dụng các loại dầu máy nén khí có độ nhớt là ISO VG 32, ISO VG 46, ISO VG 68.
- Với các máy nén khí mới sử dụng, các khe hở trục vít còn ít nên dùng dầu có độ nhớt nhỏ như ISO VG 32. Với các máy nén khí đã sử dụng lâu (trên 10 năm) thì khe hở trục vít lớn hơn nên cần chọn độ nhớt cao hơn như ISO VG 46 hoặc ISO VG 68. Dầu máy nén khí độ nhớt ISO VG 46 đang là loại phổ biến nhất trên thị trường và có thể dùng cho các loại máy nén khí.
- Với máy nén khí Piston thì cấp độ nhớt của dầu máy nén khí thường là ISO VG 100.
- Nhiệt độ sinh ra khi vận hành có yêu cầu dầu nén khí chống cháy không.
- Các khuyến cáo của đơn vị sản xuất máy nén khí.
- Sự tương thích với các vật liệu trong hệ thống khí nén.
- Môi trường, điều kiện ở nơi máy nén khí hoạt động.
- Nguồn gốc và thương hiệu của dầu máy nén khí.
- Giá thành và chi phí thay dầu.
- Các ưu điểm khác của dầu như: tuổi thọ dầu, khả năng bôi trơn, chống oxy hóa, chống mài mòn, chống tạo bọt, tách khí.
5, Thời gian thay dầu máy nén khí
Tùy theo các điều kiện vận hành khắc nghiệt hay bất lợi, thông thường:
- Dầu máy nén khí thường nên thay sau 6.000 – 8.000 giờ
- Dầu cao cấp gốc tổng hợp thì có thể gia tăng thời gian thay nhớt lên 12.000 – 14.000 giờ
Những máy nén khí hoạt động thường xuyên, liên tục nên thay nửa tháng/lần. Còn thông thường thì 1 tháng/lần.
6, Lưu ý khi sử dụng và thay dầu máy nén khí
- Tuân thủ theo thời gian thay dầu của hãng dầu cũng như hãng máy. Nên thay dầu trước thời hạn.
- Nên sử dụng dầu máy nén khí của chính hãng đó để đảm tương đồng trong quá trình hoạt động. Tránh mua dầu máy nén khí không rõ nguồn gốc và xuất xứ.
- Xả toàn bộ dầu cũ trước khi thay thế dầu mới.
- Tuân thủ các quy định an toàn khi thay dầu, tránh tình trạng vẫn còn áp lực khi thay.
- Khi mua dầu máy nén khí cần lưu ý kiểm tra độ nhớt tối đa để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
- Đọc kỹ hướng dẫn mua hàng, đảm bảo mua dầu đúng chất lượng và đủ số lượng, tránh trường hợp lãng phí, kiểm tra kỹ hạn sử dụng dầu máy nén khí.
Tóm lại, dầu máy nén khí không chỉ là một thành phần phụ trợ mà còn là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu suất và tuổi thọ của máy nén khí. Để duy trì hiệu suất tối ưu và kéo dài tuổi thọ của máy nén khí, việc lựa chọn đúng loại dầu và thực hiện bảo trì định kỳ là vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn loại dầu máy nén khí phù hợp, liên hệ với Phụ tùng Bảo Tín ngay ngày hôm nay bạn nhé!
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN
Địa chỉ: P.305- Tòa nhà C2 – đường Đỗ Nhuận – P. Xuân Đỉnh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 0247.3066168/Skype: phuong-pr/Zalo: 0983.755.949/Hotline: 0946 678 168
Email: maynenkhibaotin@gmail.com Website: maynenkhibaotin.com
16 NĂM TRONG NGHỀ KHÍ NÉN – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ SẢN PHẨM CUNG CẤP!