CÔNG THỨC TÍNH BÁNH RĂNG MÁY NÉN KHÍ

CÔNG THỨC TÍNH BÁNH RĂNG MÁY NÉN KHÍ

  1. Công thức tính thông số bánh răng

a. Tính kết cấu bánh răng.

– Nếu đường kính d của bánh răng d<150mm thì bánh răng được chế tạo liền khối và không khoét lõm.

– Nếu d<600mm bánh răng được khoét lõm để giảm khối lượng.

– Nếu d>600mm bánh răng được chế tạo bằng vành riêng bằng thép tốt, sau đó ghép vào moayer.

b. Tính vòng đỉnh

– Vòng đỉnh là đường tròn đi qua đỉnh răng có ký hiệu và công thức:

d. Tính vòng đáy

– Vòng đáy là vòng tròn đi qua đáy răng

 

e. Tính độ dày răng

– Độ dày của răng là độ dài cung tròn giữa 2 profin của một răng đo trên vòng tròn chia.

f. Chiều rộng rãnh răng

– Chiều rộng rãnh răng là độ dài cung tròn trên vòng chia của một rãnh răng


g. Tỷ số truyền

h. Góc ăn khớp, đường ăn khớp, cung ăn khớp và hệ số ăn khớp

– Khi 2 bánh răng ăn khớp với nhau, điểm ăn khớp thay đổi vị trí trong quá trình ăn khớp nhưng vẫn luôn luôn nằm trên pháp tuyến n-n gọi là đường ăn khớp.

+ N1 N2 gọi là đoạn ăn khớp lý thuyết.
+ N’1 N’2 gọi là đoạn ăn khớp thực.

Cung ăn khớp là các cung a1b1 , a2b2 là cung trên vòng tròn ban đầu do các điểm a1, a2 vẽ ra trong thời gian 1 đôi răng ăn khớp.

Hệ số ăn khớp


+ Hệ số trùng khớp không phụ thuộc vào modul mà phụ thuộc vào góc ăn khớp và chiều dài đoạn ăn khớp thực tế.

+ Để đảm bảo truyền động liên tục giữa 2 bánh răng, phải thỏa mãn điều kiện ε ≥ 1 hoặc ε ≥ 1,05.

Góc ăn khớp: ∝, tiêu chuẩn ∝ = 20o

  1. Độ chính xác bánh răng.

– Theo tiêu chuẩn, bánh răng được chia thành 12 cấp chính xác, ký hiệu theo thứ tự bằng các con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong đó, cấp chính xác 1 là cao nhất,và cấp chính xác 12 là thấp nhất.

+ Trong tiêu chuẩn không ghi đúng sai của các cấp 1, 2 và 12, trong thực tế thường chỉ dùng các cấp chính xác 3 đến 11.

– Ngoài theo cấp chính xác, độ chính xác bánh răng còn dựa vào các tiêu chí sau:

+ Độ chính xác truyền động: Độ chính xác này được đánh giá bằng sai số góc quay của bánh răng sau một vòng, sai số bước vòng và sai lệch khoảng pháp tuyến chung

+ Độ ổn định khi làm việc:  Được đánh giá và bằng sai số chu kỳ (là giá trị trung bình của sai số truyền động bằng tỉ số giữa sai lệch lớn nhất và số răng của bánh răng). Độ ổn định khi làm việc được đánh giá bằng sai lệch bước cơ sở.

+ Độ chính xác tiếp xúc: Độ chính xác tiếp xúc được đánh giá bằng vết tiếp xúc của profin răng theo chiều dài, chiều cao và được biểu diễn bằng %.

+ Độ chính xác khe hở cạnh răng: Gồm khe hở bằng 0, khe hở nhỏ, khe hở trung bình và khe hở lớn.

Lưu ý: Khoảng cách tâm giữa hai bánh răng ăn khớp với nhau càng lớn thì khe hở cạnh răng càng lớn.

Trên đây, là một số thông tin cơ bản về công thức tính bánh răng. Mọi thông tin chi tiết khác xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ của Công ty Bảo Tín. Hi vọng những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp sẽ mang lại sự hài lòng cho các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN

Địa chỉ: P.305, Tòa nhà C2, đường Đỗ Nhuận,Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Zalo: 0983.755.949    Điện thoại: 0246.675.8098    Hotline: 0946.678.168

Email: maynenkhibaotin@gmail.com        Website: phutungbaotin.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *