Cấu tạo các loại máy nén khí thông dụng nhất hiện nay I Phụ Tùng Bảo Tín

Hệ thống máy nén khí trong nhà máy sản xuất

Ngày nay, máy nén khí được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp,… Vậy cấu tạo của các loại máy nén khí này như thế nào? Cách vận hành ra sao chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều những người thợ vận hành. Cùng Phụ Tùng Bảo Tín tìm hiểu về cấu tạo của các loại máy nén khí thông dụng hiện nay qua bài viết này bạn nhé!

Cấu tạo hệ thống máy nén khí
Cấu tạo hệ thống máy nén khí

1, Tổng quan về máy nén khí 

Máy nén khí công nghiệp là các thiết bị máy móc được sử dụng để làm tăng áp suất của không khí bằng cách hút không khí từ môi trường bên ngoài sau đó chứa khí nén sạch trong một bình dự trữ. Khí nén sạch được dự trữ trong bình hơi sẽ được sử dụng để ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ khai khoáng, xây dựng, nông nghiệp, dược phẩm và vận hành các loại máy móc,…

Hiện nay, máy nén khí công nghiệp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực có thể kể đến như sau:

  • Máy nén khí được ứng dụng trong lĩnh vực in ấn, đóng gói bao bì và công nghệ thực phẩm,…
  • Trong lĩnh vực y tế, máy nén khí được sử dụng để cấp khí nén sạch khi làm khô, khử trùng thiết bị y tế và các loại nguyên liệu dược phẩm,…
  • Đối với các ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo, máy nén khí cũng được sử dụng để hút chân không, vệ sinh các hạt bụi, làm sạch chi tiết máy,…

Bên cạnh những ứng dụng trên dụng trên, thì máy nén khí còn mang lại rất nhiều lợi ích khác trong các ngành công nghiệp khai khoáng, tài nguyên,…

Hệ thống máy nén khí trong nhà máy sản xuất
Hệ thống máy nén khí trong nhà máy sản xuất

2, Tìm hiểu cấu tạo máy nén khí có trên thị trường hiện nay

Cấu tạo máy nén khí

Cấu tạo máy nén khí piston

2.1 Cấu tạo máy nén khí piston 

Máy nén khí piston có hình dáng gọn và có kết cấu khá nhỏ, nhẹ, và không tốn nhiều diện tích cho thiết bị. Máy nén khí piston có thể tạo ra được áp suất lớn khoảng 2000kg/cm². Thiết bị này được chia ra làm hai loại: máy nén khí piston 1 chiều 1 cấp và máy nén khí piston 2 cấp.

Máy nén khí piston được phân loại thành loại 1 chiều 1 cấp và 2 cấp. Cấu tạo cơ bản của hai dòng máy này:

  • Máy nén khí piston 1 chiều 1 cấp gồm: xilanh, piston, van nạp khí, van xả khí, con trượt, thanh truyền, con đẩy, tay quay.
  • Máy nén khí piston 2 cấp gồm: xilanh, phớt, piston, tay quay, van nạp, van xả khí, bình làm mát khí, thanh truyền, con trượt và con đẩy.

Điểm dễ phân biệt giữa 2 loại máy nén khí là máy nén nén khí 2 cấp sẽ có thêm bộ phận bình để làm mát không khí, các máy nén khí 1 cấp không có thiết bị này.

Cấu tạo máy nén khí trục vít
Cấu tạo máy nén khí trục vít

2.2 Cấu tạo máy nén khí trục vít 

Máy nén khí trục vít sẽ bao gồm những bộ phận như sau:

  • Cụm đầu máy nén khí gồm: trục vít, bánh răng, motor, dây đai,… nhằm thực hiện chức năng nén khí. 
  • Motor điện và bộ coupling: đều sử dụng motor 3 pha. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển hóa nguồn điện năng thành cơ năng.
  • Bình chứa dầu và lọc tách dầu: được dùng để chứa dầu máy. Phần lọc tách dầu này sẽ được loại bỏ ra khỏi khí nén, nhằm để đảm bảo chất lượng của khí nén.
  • Lọc dầu: giúp lọc các chất cặn bẩn có trong dầu, được lắp đặt ở vị trí giữa trục vít và bình dầu.
  • Két giải nhiệt dầu: được đặt cạnh bộ phận làm mát giúp tản nhiệt bằng dầu và khí nén.
  • Quạt làm mát: có nhiệm vụ thổi khí nén ở xung quanh thiết bị làm mát dầu và không khí.
  • Đường ống hồi dầu: có nhiệm vụ thu dầu dưới đáy để lọc tách dầu còn đọng lại ngay sau khi lọc.
  • Lọc sơ cấp: dùng để hạn chế sự tác động từ cát sỏi và bụi bẩn,… vào bên trong máy.
  • Bộ giải nhiệt: giúp làm giảm nhiệt độ cho khí nén trước khi đưa ra khỏi bình chứa.
  • Van hút: có tác dụng điều chỉnh được lưu lượng khí nén đầu vào của thiết bị.
  • Van một chiều: được lắp đặt ở đầu ra của khí nén với nhiệm vụ di chuyển không khí theo một hướng xác định.
  • Van chặn dầu: nằm ở đáy của cụm đầu nén, giúp ngăn chặn tình trạng dầu tràn bị từ đầu nén khí sang motor khi không làm việc.
  • Van áp suất tối thiểu: có tác dụng duy trì được áp suất tối thiểu của máy nén khí tại bình dầu. Chức năng tương tự như van một chiều.
  • Van hằng nhiệt: để điều tiết lượng dầu nhờn di chuyển lên trên bộ phận két làm mát.
  • Van điện từ: làm nhiệm vụ đóng và mở cổ hút.
  • Van an toàn: giúp đảm bảo thiết bị luôn được an toàn trước các sự cố như chập, cháy.
  • Cảm biến áp suất: có tác dụng hỗ trợ điều khiển máy nén khí hoạt động cùng với giải áp suất định mức.
  • Cảm biến nhiệt độ: dùng để đo nhiệt độ của thiết bị và đưa ra các cảnh báo nếu như nhiệt độ lên quá cao.
  • Cảm biến quá tải: còn gọi là rơ le, giúp bảo vệ thiết bị khỏi các sự cố như chập, cháy và vận hành sai.

2.3 Cấu tạo máy nén khí ly tâm 

  • Cấu tạo máy nén khí ly tâm bao gồm các bộ phận như vỏ máy, trục máy, bánh công tác và cánh định hướng. Ngoài ra, cấu tạo cũng bao gồm chi tiết khác như là cửa hút,  cửa xả, ổ đỡ, ổ chặn, vòng làm kín, vỏ trong, vách ngăn, bộ làm kín đầu trục, rotor, bánh guồng,…
  • Vỏ máy nén khí ly tâm: Vỏ máy thường sẽ được tạo thành từ gang xám hoặc gang hợp kim, chúng có cấu tạo phức tạp, có khối lượng lớn và là giá đỡ cho các chi tiết khác. Trong vỏ máy cũng có các ổ trục làm nhiệm vụ nâng đỡ các trục máy, có các áo nước có tác dụng dẫn nước làm mát và có khoang để dẫn khí.
  • Vỏ của máy thông thường được chế tạo thành 2 nửa chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tháo lắp. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có các loại vỏ máy nén khí ly tâm liền khối.
  • Trục máy nén khí ly tâm: Trục máy nén khí được lắp vào các ổ đỡ trên vỏ máy. Trục máy thường sẽ được làm bằng thép hợp kim.
  • Cánh định hướng: Đây là một tấm kim loại được đặt sát với bánh công tác, có vai trò dẫn hướng dòng khí đi từ cửa ra của cấp nén này đến cửa vào của cấp nén kế tiếp. Cánh định hướng thường được làm bằng thép hợp kim hoặc gang.
  • Bánh công tác: Được lắp bên trên trục máy và quay theo trục máy để biến đổi động năng của khí và thực hiện nén khí. Có 3 loại bánh công tác chính là bánh công tác kín, bánh công tác hở và bánh công tác nửa hở.
Cấu tạo máy nén khí cuộn

2.4 Cấu tạo máy nén khí cuộn 

  • Máy nén cuộn hay còn được gọi là máy nén khí xoắn ốc. Cấu tạo bao gồm 2 phần xoắn ốc acsimet: một đĩa xoắn ở trạng thái tĩnh và một đĩa quay quanh đĩa xoắn cố định.
  • Hai đĩa xoắn ốc này được đặt ăn khớp với nhau để tạo thành một túi hình lưỡi liềm. Trong đó, phần xoắn ốc tĩnh sẽ được cố định và phần xoắn ốc còn lại sẽ di chuyển quanh phần xoắn ốc cố định theo trục chuyển động lệch tâm.
  • Giống như với các loại máy nén khí khác, dòng máy nén khí cuộn cũng được chia thành 2 loại là máy nén khí cuộn có dầu và máy nén khí cuộn không dầu.

3 Phụ tùng Bảo Tín cung cấp máy nén khí và phụ tùng máy nén khí chất lượng cao

  • Bảo Tín chuyên cung cấp máy nén khí và phụ tùng của nhiều thương hiệu trên thế giới.
  • Bảo tín cung cấp dịch vụ tư vấn lắp đặt và bảo dưỡng chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn với chi phí hợp lý.
  • Bảo Tín luôn đáp ứng tốt các dịch vụ trước và sau khi bán hàng.

Mọi thông tin chi tiết khác xin vui lòng liên hệ tới địa chỉ của Công ty Bảo Tín. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN

Địa chỉ: P.305, Tòa nhà C2, đường Đỗ Nhuận,Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Zalo: 0983.755.949    Điện thoại: 0246.675.8098    Hotline: 0946.678.168

Email: maynenkhibaotin@gmail.com        Website: phutungbaotin.com

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *