Air filter là gì? Bộ lọc khí nén air filter là yếu tố đặc biệt quan trọng, không thể thiếu để giúp cho hệ thống máy nén khí của bạn luôn đảm bảo. Hãy cùng Phụ Tùng Bảo Tín tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây ngay nhé.
1, Air filter – bộ lọc khí nén là gì?
Để có 1 hệ thống khí nén hoạt động ổn định và bền bỉ, bên cạnh các loại như van, xi lanh, bình tích áp, máy nén khí, phụ tùng máy nén khí thì còn cần phải cso bộ lọc khí nén Air Filter. Vì khi hoạt động hệ thống khí nén sẽ lấy không khí ngoài tự nhiên để lọc và nén khí. Tuy nhiên, khí hậu nước ta nóng ẩm nhiệt đới, nên có nhiều hơi nước và chất bẩn tích tụ nhiều.
Vì vậy, bộ lọc khí nén Air Filter sẽ có nhiệm vụ loại bỏ các chất bẩn, nâng cao chất lượng khí nén, điều chỉnh áp suất khí ở phí đầu ra, … Theo đó tùy thuộc vào công việc cụ thể mà thiết bị air Filter này có thể tách nhớt, tách nước, hoặc tách dầu có trong khí.
Các loại chất bẩn phổ biến có trong không khí tự nhiên có thể kể đến như: hạt nước liti, mạt sắt, các vụn kim loại, sợi ni lông, vụn giấy,… Nếu các tạp chất này đi vào hệ thống khí nén sẽ gây nguy hiểm như: tắc nghẽn, tăng ma sát của máy và ăn mòn, tăng nhiệt độ khiến hệ thống máy nén khí nhanh bị hư hỏng, dẫn đến nguy cơ bị cháy nổ, hệ thống làm việc có thể bị gián đoạn.
2, Cấu tạo của bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén thường sẽ có cấu tạo cơ bản như sau bao gồm:
Van lọc khí nén
Bộ phận lọc sẽ có vai trò quan trọng khi quyết định đến chất lượng của khí nén đầu ra. Nếu van lọc khí tốt thì chất lượng khí nén sau khi lọc cao.
Van lọc khí nén sẽ thực hiện việc phân tách nước cũng như các loại chất bẩn, nước, hạt kim loại… có trong khí nén trước khi dòng khí đến điều áp, bình dầu và đi vào hệ thống khí nén để làm việc.
Tùy thuộc vào thiết kế của mỗi nhà sản xuất mà lưới lọc và thành phần của van lọc sẽ khác nhau. Khi lựa chọn, quý khách hàng cần phải cân nhắc giữa chất lượng, tính chất của khí nén với thông số bộ lọc mà nhà sản xuất đã đưa ra.
Thường thường, kích thước của van lọc khí nén sẽ dao động từ 5 µm đến 70 µm. Chất liệu của các phần tử lọc khá đa dạng như: nhựa, thép, vật liệu tổng hợp, sợi kim loại, hoặc giấy…Một số loại khác còn có thể được làm bằng sợi thuỷ tinh, để có thể loại bỏ được tạp chất lên đến 99.99%. Nếu lỗ lọc trong van lọc khí nén càng nhỏ thì độ sạch của khí nén sẽ càng cao.
Do dòng khí nén trong hệ thống khi chuyển động xoáy nên chất bẩn có trong đó sẽ bị di chuyển văng lên các thành lưới lọc, đi qua các phần tự lọc và rơi xuống đáy của cốc lọc. Lượng chất bẩn này sẽ tăng dần và chiếm thể tích của cốc.
Với những hệ thống khí nén hoạt động liên tục, tần suất lớn thì van lọc khí nén xả tự động sẽ là lựa chọn hàng đầu khi chất bẩn đầy, phao sẽ tự động xả ra ngoài. Đối với những hệ thống nhỏ, tần suất hoạt động ít hơn thì khách hàng có thể chọn bộ lọc có van lọc xả tay để đảm bảo hiệu quả kinh tế hơn.
Van tra dầu khí nén
Khí nén sau khi được lọc sạch cần phải được phun dầu dạng sương. Tại sao lại vậy? Bởi vì lượng khí nén này sẽ mang theo một lượng dầu để bôi trơn các chi tiết máy, giúp hạ nhiệt và giảm ma sát cho các linh kiện của hệ thống khí nén, giảm tối đa sự ăn mòn trong các phần tử lọc. Từ đó, hệ thống khí nén hoạt động một cách trơn tru hơn.
Bình dầu hay van tra dầu khí nén có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với lọc nước trong hệ thống để chỉnh thành bộ lọc đôi hoặc lọc ba,…
Bình dầu thường làm việc theo nguyên lý tra dầu Venturi đó là sự chênh lệch áp suất giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống khí nén. Dầu chứa trong bình sẽ được hút lên và hòa trực tiếp vào dòng khí nén ấy dưới dạng sương. Nếu sự chênh lệch áp càng lớn thì lượng dầu của hệ thống hút lên càng nhiều.
Van điều chỉnh áp suất hệ thống
Van điều chỉnh áp suất hay bộ phận điều chỉnh áp suất rất quan trọng trong hệ thống khí nén bởi nếu áp suất quá cao sẽ phá vỡ sự an toàn của toàn bộ hệ thống. Chức năng van điều chỉnhlà giữ và điều chỉnh áp lực của khí nén sao cho đầu ra nhỏ hơn hoặc bằng với áp suất đầu vào của không khí dù cho áp lực tải trọng đầu vào tăng lên, áp suất đầu vào của van biến động liên tục khi hoạt động.
Van điều chỉnh áp suất khí nén sẽ có đồng hồ đo áp loại nhỏ đi kèm. Đồng hồ sẽ đo và hiển thị mức áp suất tiêu chuẩn giúp người vận hành có thể kiểm tra và kịp thời đưa ra điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu hệ thống khí nén có sự cố, áp suất đầu ra tăng cao vượt hơn quá nhiều so với mức áp suất đầu vào, khí nén sẽ đi qua lỗ thông tác động lên màng khiến vị trí của kim van hệ thống thay đổi và khí nén sẽ được đi qua lỗ xả ra môi trường bên ngoài. Quá trình điều chỉnh sẽ tiếp tục cho đến khi áp suất của hệ thống về lại mức an toàn và kim trục sẽ về đúng vị trí ban đầu của nó.
3, Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén tiêu chuẩn
Bộ lọc khí nén sẽ hoạt động theo 1 nguyên lý nhất định: Khí nén từ nguồn, có thể là bình tích áp, hoặc bồn chứa theo đường ống dẫn khí nén đi vào bên trong của bộ lọc. Dòng khí nén đi với tốc độ nhanh và mạnh nên tạo ra các luồng xoáy lốc trong hệ thống. Do bên trong bộ lọc phải trang bị các tấm chắn xoắn để khí đi theo chiều xoắn ốc giảm áp suất.
Sau đó, dòng khí sẽ bị tác động của lực ly tâm làm văng ra bụi bẩn, nước, hạt kim loại. Khí nén sau đó sẽ tiếp tục di chuyển và đập vào thành trong của cốc lọc rồi đi sâu vào cốc lọc, chất bẩn sẽ lắng ở đáy cốc. Theo thời gian, lượng chất bẩn và cặn tăng dần cần được xả ra ngoài. Nếu là cốc lọc tự xả thì phao xả sẽ điều chỉnh để đẩy cặn bẩn ra ngoài. Còn nếu là xả tay thì người thợ vận hành hệ thống khí nén sẽ phải vặn nút xả để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.
Khí nén sau khi được lọc sẽ đi đến bộ phận chỉnh áp. Áp suất sẽ được đo và hiển thị trên đồng hồ đo để người dùng có thể căn cứ mà điều chỉnh lượng khí cũng như áp lực thông qua việc vặn và nhấn nút chỉnh. Nếu áp suất trong hệ thống tăng quá cao, màng bị đẩy lên và khí sẽ thoát ra ngoài để giảm tải.
4, Phân loại các loại bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén trên thị trường hiện nay có đến hàng trăm loại khiến người mua cảm thấy khá hoang mang. Trên đây, Phụ Tùng Bảo Tín sẽ giúp bạn phân loại bộ lọc khí nén dựa trên 4 yếu tố như sau:
4.1 Phân loại bộ lọc khí nén theo cấu tạo
Bộ lọc khí nén đơn
Bộ lọc khí nén đơn thường được gọi là lọc tách nước có 2 loại: Lọc tách nước có chỉnh áp và lọc không có chỉnh áp, bộ lọc đơn xả tay, và bộ lọc đơn xả tự động.
Chức năng duy nhất của bộ lọc khí nén đơn – lọc tách nước đó là phân tách nước cũng như các tạp chất có lẫn trong khí nén để cung cấp lượng khí nén sạch.
Bộ lọc khí nén đôi
Bộ lọc khí nén đôi có cấu tạo thông thường gồm: 1 lọc tách nước có chỉnh áp và 1 bình dầu. Khí nén sau khi đi qua lọc khí nén đôi sẽ vừa được làm sạch vừa được phun dầu làm mát, và hạ nhiệt.
Bộ lọc khí nén ba
Đây là bộ lọc khí nén có kích thước lớn nhất nên chỉ thích hợp với hệ thống khí nén lớn trong nhà máy, khu công nghiệp có không gian rộng rãi. Cấu tạo của bộ lọc khí nén ba sẽ gồm: 1 chỉnh áp, 1 lọc khí, và 1 bình dầu.
Hiện có 2 loại khí nén ba là: Bộ lọc ba xả tay, và bộ lọc ba xả tự động… Nếu hệ thống khí nén hoạt động liên tục hoặc ở môi trường độc hại, thì nên sử dụng loại xả tự động để xả chất cặn sau lọc.
4.2 Phân loại bộ lọc khí nén theo chức năng
Dựa theo chức năng chính của bộ lọc khí nén mà người ta có thể chia thành 5 loại cơ bản như sau:
Bộ lọc khí nén hạt (Particulate filters)
Bộ lọc khí nén hạt sẽ loại bỏ được bụi, hạt liti trong khí nén để mang lại chất lượng cao nhất.
Bộ lọc khí nén hợp nhất (Coalescing filters)
Bộ lọc này sẽ loại bỏ tốt nhất các hạt bụi bẩn có kích thước khoảng 0.1 µm, nước aerosol, và dầu…thông qua phương pháp lọc nhỏ giọt và xịt. Bộ lọc khí nén hợp nhất được đánh giá là bộ lọc khí nén công nghiệp tốt nhất ở thời điểm hiện nay.
Bộ lọc khí nén than hoạt tính (Activated carbon filters)
Bộ lọc khí nén này sử dụng carbon tổng hợp để hút và loại bỏ mùi trong khí nén rất hiệu quả. Bộ lọc này thường được ứng dụng với hệ thống khí nén trong bệnh viện, nhà máy sản xuất dược phẩm, thức ăn, nước giải khát,…
Bộ lọc nạp khí nén
Bộ lọc này khá đặc thù khi ngoài chức năng lọc thông thường thì nó còn có thể hấp thụ nước lẫn trong khí tốt, loại bỏ các tạp chất có kích thước rất nhỏ khoảng 0.3 µm. Vì vậy, khi hệ thống khí nén hoạt động trong môi trường ô nhiễm sẽ rất thích hợp với bộ lọc nạp khí nén.
Bộ lọc khí nén kết hợp lạnh
Hệ thống khí nén hoạt động trong môi trường có nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh thì bộ lọc khí nén kết hợp lạnh rất hợp lý. Thiết bị này có thể loại bỏ cả hơi nước trong khí ẩm chỉ khoảng 2 độC.
4.3 Phân loại bộ lọc khí nén theo hãng sản xuất
Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất, vì vậy bạn có thể phân loại bộ lọc khí nén theo hãng sản xuất để lựa chọn loại phù hợp.
4.4 Phân loại bộ lọc khí nén theo chân ren
Dựa trên tính toán lưu lượng của khí nén, quý khách hàng có thể chọn bộ lọc có chân ren:
- Bộ lọc khí nén chân ren 1/4
- Bộ lọc khí nén chân ren 3/8
- Bộ lọc khí nén chân ren 1/2
5, Ưu và nhược điểm của các bộ lọc khí nén
Mỗi một phụ tùng máy nén khí sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.Sau đây Phụ Tùng Bảo Tín sẽ cùng bạn phân tích ưu và nhược điểm của bộ lọc khí nén. Cùng theo dõi nhé!
Ưu điểm của bộ lọc khí nén:
- Về kích thước: nhỏ gọn nên bạn có thể dễ dàng di chuyển và lắp đặt
- Chất liệu: Tùy theo nhà sản xuất nhưng hiện nay bộ lọc khí nén thường được làm từ thép không gỉ, nhựa cao cấp… nên khá bền bỉ
- Có nhiều size ren nên có thể thoải mái lựa chọn loại phù hợp cho hệ thống khí nén của doanh nghiệp.
- Giá thành đa dạng từ đắt tới rẻ
- Vận hành cơ học nên không tiêu tốn điện năng, tiết kiệm chi phí
- Thay thế nhanh chóng, tiện lợi.
- Giúp tăng tuổi thọ của xi lanh, và các phụ tùng máy nén khí có trong hệ thống khí nén.
Nhược điểm của bộ lọc khí nén:
Bên cạnh những điểm nổi bật thì bộ lọc khí nén có những nhược điểm như:
+ Do được lắp đặt ở bên ngoài máy móc, trên đường ống dẫn khí mà khi có rung động mạnh hoặc va chạm thì các bầu lọc, cốc lọc dễ bị rơi hoặc vỡ.
+ Đối với các môi trường hóa chất, tính ăn mòn và oxi hóa mạnh thì cần cân nhắc chất liệu của bộ lọc trước khi sử dụng.
6, Cách khắc phục một số lỗi cơ bản của bộ lọc khí nén
Trong quá trình sử dụng bộ lọc khí nén dù là thiết bị tốt, chính hãng cũng vẫn gặp những lỗi cần khắc phục, sau đây là một số lỗi cơ bản của bộ lọc khí nén:
- Khí nén thoát ra môi trường tại bộ phận tiếp áp. Nguyên nhân dẫn đến từ việc lắp sai điều áp. Cách khắc phục là lắp lại đúng chiều.
- Không lọc được toàn bộ bụi bẩn, chất cặn và nước. Nguyên nhân do chất bẩn chứa trong cốc lọc quá nhiều. Bạn cần phải tiến hành vặn xả bằng tay và vệ sinh cốc lọc trước khi sử dụng.
- Cốc lọc, lưới lọc quá bẩn dẫn đến giảm năng suất lọc. Cần phải vệ sinh thường xuyên để có thể tái sử dụng hiệu quả.
Trên đây là một số những thông tin cơ bản về bộ lọc khí nén Air Filter. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về các dòng lọc khí nén – phụ tùng máy nén khí, liên hệ với Bảo Tín để được hỗ trợ tư vấn miễn phí bạn nhé!
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN
Địa chỉ: P.305- Tòa nhà C2 – đường Đỗ Nhuận – P. Xuân Đỉnh – Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 0247.3066168/Skype: phuong-pr/Zalo: 0983.755.949/Hotline: 0946 678 168
Email: maynenkhibaotin@gmail.com Website: maynenkhibaotin.com
16 NĂM TRONG NGHỀ KHÍ NÉN – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ SẢN PHẨM CUNG CẤP!