Khi đi mua bất cứ thiết bị gì bạn cần có kiến thức nhất định về nó, máy nén khí có nhiều thông số và ký hiệu mà không phải ai cũng có thể hiểu. Chính vì vậy, Công ty Bảo Tín xin chia sẻ bài viết này nhằm hướng dẫn cách đọc các thông số của máy nén khí để khi mua bạn chọn cho mình chiếc máy phù hợp.
- Kí hiệu chữ cái Model trên máy nén khí.
– Model máy nén khí được kí hiệu bằng các chữ cái nhằm phân loại các loại máy nén khí để lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cụ thể:
+ Chữ cái A: Ký hiệu của Air Cooled Type (Loại làm mát máy nén khí bằng quạt gió cưỡng bức).
+ Chữ cái M: Ký hiệu của M type (Đây là dòng máy nén khí điều khiển theo chế độ chạy và dừng có nghĩa khí máy nén khí đủ tải thì máy nén khí sẽ tắt máy và khi thiếu khí máy nén khí sẽ tự động khởi động chạy lại).
+ Chữ cái O: Ký hiệu của Oil Flooded (Loại máy trục vít có dầu)
+ Chữ cái P: Ký hiệu của Package Type (Loại có vỏ máy)
+ Chữ cái R: Ký hiệu của Dryer là dòng máy nén khí có tích hợp máy sấy khí đi kèm.
+ Chữ cái S: Ký hiệu của Screw Type (Loại cặp trục vít xoắn)
+ Chữ cái V: Ký hiệu của V type (Đây là dòng máy nén khí tiết kiệm nhất do tốc độ động cơ điện sẽ được điều khiển bởi biến tần để đáp ứng với các yêu cầu tải của nhà máy).
+ Chữ cái W: Ký hiệu bằng W water cooled type (Loại máy nén khí được làm mát bằng nước).
Ví dụ:
- Thông số áp lực khí nén.
– Đơn vị tính: Bar, Mpa, kgf/cm2, Psi, Atm….
– Công thức quy đổi như sau:
1 Bar = 14,5038 Psi
1 Bar = 1,0215 kgf/cm2
1 Mpa = 10 bar
1 Atm pressure = 1,01325 bar
– Với các dòng máy nén khí sử dụng tại Việt Nam thông thường mức áp yêu cầu trong dải 7-10 bar. Một số hệ thống khí nén cần áp cao thì khi đó buộc phải sử dụng loại máy nén khí cao áp để đáp ứng yêu cầu sử dụng khí nén cuối cùng.
– Ví dụ: Trên hình ta thấy máy nén khí này có áp lực khí nén là 0,83 Mpa
- Thông số lưu lượng khí nén
– Đơn vị tính lưu lượng khí nén: m3/phút hoặc lít/phút, CFM, Nm3/phút.
– Công thức quy đổi:
1 m3/phút=1000 lít/phút
1m3/phút=1,089*1Nm3/phút
1 CFM = 0,0283 m3/phút.
+ Lưu lượng máy nén khí = Lưu lượng (Thiết bị 1 + Thiết bị 2 +….+ Thiết bị n) x 1.25.
– Lưu ý: Để chọn được máy nén khí phù hợp với lưu lượng, người dùng cần chọn máy nén khí có lưu lượng lớn hơn 20 đến 25% lưu lượng thực tế các thiết bị sử dụng.
– Ví dụ: Trên hình ảnh ta thấy máy nén khí có lưu lượng là 1,55 m3/phút
- Thông số về công suất máy nén khí
– Đơn vị tính công suất máy nén khí: Hp (mã lực) và Kw
– Công suất của máy nén khí là đại lượng đặc trưng cho công suất tiêu hao cho việc nén và truyền khí.
– Công thức quy đổi công suất như sau:
1Hp=0.746 Kw ~ 0.75 Kw
1Kw = 1.36 Hp.
– Lưu ý: Nhiều người khi mua bơm khí nén thường chọn theo công suất, tuy nhiên công suất chỉ thể hiện thông số bơm khí của động cơ, không tác động tới lưu lượng khí từ bình chứa tới các dụng cụ, thiết bị người dùng đang sử dụng. Không phải cứ công suất máy lớn thì thiết bị càng hoạt động nhanh hơn.
– Ví dụ: Máy nén trục vít Fusheng công suất 120, 135HP,… Trong đó, công thức quy đổi công suất được tính: 1Hp= 0.746 Kw ~ 0.75 Kw; 1Kw = 1.36 Hp.
- Nguồn điện cho máy nén khí
– Đơn vị tính nguồn điện máy nén khí: V
– Lưu ý: Bạn nên kiểm tra xem mình cần máy nén khí điện 1 pha hay 2 pha.
+ Nếu là dòng điện 1 pha, thì hiệu điện thế thông thường là 110V, 220V. Máy nén khí có công suất 1HP trở xuống có thể sử dụng dòng điện 110V, 1HP trở lên có thể sử dụng dòng điện 220V.
+ Còn với máy nén khí có công suất 5HP hoặc lớn hơn thì thích hợp sử dụng nguồn điện 2 pha. Nếu sử dụng các dụng cụ đòi hỏi nguồn khí biến động và thời gian chịu tải lớn hơn 5 phút, người dùng nên cân nhắc mua sử dụng máy biến tần.
– Ví dụ: Máy nén khí sử dụng nguồn điện là 200V
- Kích thước máy nén khí.
– Đơn vị tính kích thước máy nén khí: mm.
– Kích thước máy nén khí cho phép lựa chọn loại máy nén khí lớn hay nhỏ, có chiều cao, chiều dài, chiều rộng bao nhiêu? Theo thông số mình mong muốn để lắp đặt máy nén khí trong phòng thích hợp.
– Ví dụ: Máy nén khí 125W có kích thước tương ứng:
- Trọng lượng máy nén khí.
– Đơn vị tính: Kg
– Trọng lượng hay khối lượng máy nén khí cho phép ta biết được cân nặng của máy nén khí đó như thế nào.
– Ví dụ: Máy nén khí này có trọng lượng là 355kg.
Ngoài các thông số như trên, máy nén khí còn có các kí hiệu về tên sản phẩm được gắn với thương hiệu nào, sản xuất ở đâu,…để lựa chúng ta có thể lựa chọn và biết về nguồn gốc của sản phẩm. Tuy nhiên, các thông số này chỉ là các thông số phụ, để lựa chọn một máy nén khí phù hợp bạn chỉ cần quan tâm tới 8 thông số quan trọng trên.
Trên đây, là một số thông tin cơ bản hướng dẫn cách đọc máy nén khí. Hi vọng đã giúp các bạn lựa chọn một máy nén khí phù hợp. Nếu có thắc mắc và cần được trợ giúp xin vui lòng liên hệ tới địa chỉ của Công Ty Bảo Tín. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!