MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MÁY NÉN KHÍ

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ MÁY NÉN KHÍ

Chúng tôi đã được nghe và tư vấn rất nhiều các câu hỏi về máy nén khí trong những năm qua từ phía các bạn như: Áp lực làm việc máy nén khí là gì? Yêu cầu về môi trường,…Để đáp ứng những nhu cầu từ phía khách hàng, chính vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ câu hỏi của các bạn và trả lời những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

Trong quá trình làm việc, chúng tôi đã tổng hợp 9 câu hỏi chính mà chúng tôi hay gặp sau đây:

– Áp lực máy nén khí khi làm việc sinh ra gồm những gì?

– Lưu lượng khí ra và nguồn điện?

–  Phân loại máy nén khí theo kết cấu

– Các cách lắp đặt máy nén khí?

– Yêu cầu về giải nhiệt

– Yêu cầu về lắp đặt máy nén khí

– Độ ồn máy nén khí sinh ra từ đâu?

– Yêu cầu về điều khiển

– Yêu cầu về hiệu suất

Sau đây, là các thông tin cơ bản và cần thiết:

  1. Áp lực máy nén khí khi làm việc sinh ra gồm những gì?

Áp lực làm việc của máy nén khí bao gồm: Áp lực khí đầu ra và áp lực đường ống giảm.

– Áp lực khí đầu ra (kg/cm2)=Áp lực sử dụng thực tế + áp lực tổn thất trong quá trình chạy trong đường ống và trong hệ thống làm sạch khí nén(máy sấy).

Áp lực đường ống giảm: Thường thì tổn thấp áp lực trong đường ống vào khoảng 0.5 kg/cm2, khí nén chạy vào đường ống tiến hành trao đổi nhiệt để làm khô, hoặc chạy qua cột lọc khí để tiến hành quá trình làm sạch, sẽ sảy ra hiện tượng giảm áp khoảng 0.3~0.5 kg/cm2 (Lọc khí + máy sấy).

2. Lưu lượng khí ra và nguồn điện?

a. Lưu lượng khí ra

Trước khi tìm hiểu lưu lượng khí ra, đầu tiên cần phải phân biệt sự khác nhau giữa lưu lượng khí ra thực tế và lưu lượng dịch chuyển của piston (lưu lượng khí lý thuyết).

Lưu lượng khí thực tế: Là lượng khí trong máy nén khí xả ra sau quá trình nén.

Lưu lượng dịch chuyển của piston (lưu lượng khí ra lý thuyết): Là lưu lượng không tính đến bất kỳ tổn thất nào về năng lượng và hiệu suất. Thông thường, máy nén khí đơn cấp nhân với 0.65, máy nén hai cấp nhân cho 0.8. Do đó, chọn lưu lượng khí nên suy nghĩ đến mấy điểm dưới đây:

A: Lưu lượng khí hiện tại cần dùng (100%).

B: Lưu lượng có thể rò rỉ của đường ống (10%)

C: Kế hoạch mở rộng xưởng trong tương lai (20-50%)

D: Tần suất sử dụng (10-30%).

Có nghĩa là:

Lưu lượng khí lựa chọn= (A+B+C) x (1+D), khi giá trị C càng lớn, Giá trị D có thể giảm xuống các hợp lý.

b. Nguồn điện

– Nguồn điện của máy nén khí gồm môtơ: môtơ sử dụng cho máy nén khí theo nguồn điện sẽ khác nhau, có thể chia thành điện 1 pha và 3 pha:

+ Một pha: Hiệu điện thế thông tường là 110V, 220V, 1HP trở xuống có thể sử dụng 110V, 1HP trở lên có thể sửa dụng 220V.

+ Ba pha: từ 5HP hoặc mã lực lớn hơn.

  1. Phân loại máy nén khí theo kết cấu

Dựa vào sự khác nhau về kết cấu của máy nén khí, có thể chia ra 2 loại: Máy nén khí có dầu và không dầu:

Loại có dầu: Tất cả các loại dùng nhớt để bôi trơn linh kiện phía trong đầu máy và bộ phận nén đều được gọi là loại có dầu. Các ngành nghề sử dụng phù hợp: thép, nhựa, khuôn, chế biến và các ngành chế tạo thông thường

Loại không dầu: Linh kiện của máy không dầu được chế tạo từ những vật liệu có tính tự bôi trơn, không cần dùng dầu bôi trơn, nhưng bộ phận nén khí vẫn đạt được hiệu quả bôi trơn. Đối tượng sử dụng phù hợp: Công nghiệp chính xác, y khoa, thực phẩm, chất bán dẫn, ngành mạ v.v

  1. Các cách lắp đặt máy nén khí

Căn cứ theo yêu cầu sử dụng, có thể lựa chọn các cách sau:

Kiểu di động: Các máy nén khí loại nhỏ đều sử dụng kiểu này, sử dụng hai bánh xe hoặc bốn bánh xe để có thể phù hợp với nhu cầu cần di chuyển của khách hàng.

Kiểu cố định: Dùng cho kiểu máy nén khí lớn, do thể tích và trọng lượng của những loại máy này đều không thích hợp để di chuyển và do yêu cầu lắp đặt cố định, cộng thêm việc giảm thiểu rung động và tiếng ồn, khi lắp đặt cần chú ý vấn đề cường độ và mức cố định.

  1. Yêu cầu về giải nhiệt

Máy nén khí khi hoạt động quá mức cần giải nhiệt. Vậy chức năng giải nhiệt có tác dụng như thế nào? Dưới đây là 3 chức năng cơ bản của giải nhiệt:

– Làm giảm nhiệt độ của máy móc, tăng tuổi thọ cho máy móc

– Giảm nhiệt độ thải khí, tăng tính hiệu quả cho việc sấy khô

– Bảo đảm an toàn, phòng tránh những sự cố về nhiệt độ phát sinh ngoài ý muốn

Phương thức giải nhiệt chia làm 2 kiểu:

+ Giải nhiệt bằng nước: Cần phải lắp thêm tháp nước giải nhiệt tuần hoàn. Sử dụng sự lưu động dòng nước để làm giảm nhiệt độ cho xy lanh và đường ống thải khí, thích hợp với các loại máy mã lực lớn.

+ Giải nhiệt bằng khí: sử dụng cánh quạt để làm giảm nhiệt độ cho xy lanh và đường ống dẫn khí, thông dụng cho cả máy mã lực lớn và nhỏ.

  1. Yêu cầu về lắp đặt máy nén khí

– Nguyên tắc đầu tiên là phải đặt ở nơi thoáng khí và rộng.

– Về vị trí lắp đặt, mặt cánh quạt của máy piston phải cách mặt tường 30cm trở lên, mặt khí ra của máy trục vít và mặt tường phải cách nhau tối thiểu 1m, cách mái nhà tối thiểu 1.5m.

  1. Độ ồn máy nén khí sinh ra từ đâu?

Tiếng ồn của máy nén khí thường xuất phát từ:

Sự vận hành máy móc: Trong quá trình nén khí, tốc độ vận hành của máy làm phát sinh tiếng ồn, tiếng nạp và thải khí, tiếng ma sát và tiếng ồn do cánh quạt tạo ra.

Nguồn động lực tạo ra: Mô-tơ và động cơ trong máy gây ra tiếng ồn khi máy vận hành.
Thân máy không cân bằng: đặt máy không cân bằng hoặc không đúng theo yêu cầu cũng sẽ tạo ra tiếng ồn khi máy vận hành

Rò rỉ khí ra: Sự lưu động của đường ra của ống thoát khí và áp suất cũng sản sinh tiếng ồn.

Các loại máy có kết cấu và cách vận hành khác nhau nên mức độ ồn tạo ra cũng khác nhau:

  1. Yêu cầu về kiểu điều khiển

Cách điều khiển máy nén khí được thiết kế theo tình hình sử dụng và lượng sử dụng khác nhau, mục đích để máy có tuổi thọ lâu nhất và sử dụng hiệu quả nhất. Thao tác điều khiển máy chia làm hai kiểu: Bán tự động và tự động hoàn toàn.

Loại bán tự động: Sử dụng van xả tự động để điều khiển máy nén khí không tải và tải trọng. Nguyên lý hoạt động của nó là khi khí áp trong hệ thống vượt quá mức đã cài đặt, vòng van tự động làm xy lanh hoạt động khiến cho van nhập khí duy trì tình trạng mở và hiển thị trạng thái không tải.

Loại hoàn toàn tự động: Sử dụng công tắc áp lực để điều khiển motơ chuyển động. Khi khí áp hệ thống vượt quá mức khí áp mà công tắc áp lực đã cài đặt sẵn thì công tắc điện bị ngưng, tạm ngưng nguồn motơ và máy nén khí ngừng hoạt động, khi khí áp hệ thống hạ xuống thấp hơn mức hạn cài đặt, công tắc điện mở làm motơ hoạt động, máy nén khí tiếp tục nén khí như ban đầu.

Trên thực tế, những phương thức sau có thể làm tăng tính linh hoạt khi sử dụng:

– Lựa chọn bán và hoàn toàn tự động: Cài đặt hệ thống điều khiển căn cứ theo tình hình thực tế

– Thay đổi qua lại giữa bán và hoàn toàn tự động: Lựa chọn cách điều khiển thông qua máy tính.

  1. Yêu cầu hiệu suất

Các dòng máy nén khí khác nhau có kết cấu thiết kế, áp lực sử dụng, lưu lượng khí, thông số nén khí khác nhau, cụ thể như sau:

Máy có mã lực nhỏ, áp lực thấp: chủ yếu sử dụng máy piston.

Máy 10HP trở xuống, đồng thời cần cách âm thì có thể lựa chọn kiểu máy hộp cách âm hoặc kiểu máy cuộn .Máy 20HP trở lên: Chủ yếu chọn máy trục vít và máy giải nhiệt bằng nước. Máy cao áp (12kg trở lên): có thể chọn máy piston cao áp.

Trên đây, là một vài thông tin cơ bản về những câu hỏi về máy nén khí mà chúng tôi cung cấp. Mọi thông tin chi tiết khác, xin vui lòng liên hệ tới Công Ty Bảo Tín. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẢO TÍN

Địa chỉ: P.305, Tòa nhà C2, đường Đỗ Nhuận,Q. Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Zalo: 0983.755.949    Điện thoại: 0246.675.8098    Hotline: 0946.678.168

Email: maynenkhibaotin@gmail.com        Website: phutungbaotin.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *